
Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.
. Bong mắt cá chân là gì?

Bong gân mắt cá chân (hoặc thường gọi là “lật sơ mi”) xảy ra khi bàn chân bạn lật vào trong hoặc ra ngoài hoặc bị xoay quá biên độ do tác động từ bên ngoài, khiến cho gân mắt cá bị kéo dãn, bị rách hoặc đứt.
. Nguyên nhân & các yếu tố rủi ro:

Một số nguyên nhân phổ biến gây bong mắt cá chân:
– Bị té khiến cổ chân bị vặn xoắn (ví dụ: té do đi giày cao gót)
– Khi nhảy từ trên cao nhưng đáp sai trọng tâm.
– Tập luyện thể chất hoặc hoạt động trên các mặt phẳng gồ ghề
– Bị người khác đạp hoặc ngã lên chân trong các môn thể thao đồng đội.
Mặc dù các hoạt động thể thao dễ gây bong gân, nhưng không vì thế mà bạn chủ quan với các hoạt động hàng ngày. Một số yếu tố rủi ro khiến bạn dễ bị bong gân:
– Các môn thể thao có yếu tố nhảy, xoay, vặn như bóng chuyền, bóng đá, tennis, chạy đường rừng (trail)…
– Đi hoặc chạy trên các mặt phẳng gồ ghề.
– Đã từng bị bong gân hoặc bị chân thương cổ chân
– Cổ chân thiếu sức mạnh và sự linh hoạt cũng là yếu tố rủi ro.
– Các loại giày không vừa chân, không phù hợp với hoạt động thể thao hoặc giày cao gót.
. Cách điều trị:
Tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để có chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Phần lớn các trường hợp, bạn có thể áp dụng phương pháp R.I.C.E (xem thêm link cuối bài về phương pháp này).
. Phương pháp tập luyện hồi phục:

– Các bài tập cho sức mạnh.
– Các bài tập thăng bằng
– Các bài tập sức bền và sự nhanh nhẹn
. Cách hạn chế bong gân
– Khởi động kỹ càng trước khi luyện tập
– Cẩn trọng khi di chuyển (đi, chạy, làm việc) trên các mặt phẳng gồ ghề.
– Mang giày phù hợp chân và phù hợp mục đích vận động
– Khi thấy hơi đau hoặc khó chịu thì nên ngưng hoặc giảm cường độ hoạt động.