Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Nếu bạn đã từng chơi thể thao hoặc đọc các tài liệu về quá trình phục hồi chấn thương thì có thể bạn đã nghe tới phương pháp “RICE”: Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Chườm đá), Compression (Băng ép) và Elavation (Nâng lên). Từ viết tắt có vẻ dễ nhớ, nhưng thực sự áp dụng với các chấn thương nhỏ trong chạy bộ, đi bộ, đạp xe thì liệu có cần thiết hay không?

Hãy cùng xem lý do tại sao bạn nên cân nhắc so cấp cứu theo phương pháp RICE này nhé.

1️⃣. Nghỉ ngơi không phải là lựa chọn tối ưu khi bị chấn thương

Chúng ta có xu hướng nằm im một chỗ khi bị chấn thương, nhất là chấn thương khớp. Nghỉ ngơi không đúng còn chấn thương tồi tệ hơn.

Một nghiên cứu vào năm 2017 về sự phục hồi của 50 vận động viên nghiệp dư. Một nửa được yêu cầu tập di chuyển sau 2 ngày chấn thương và một nửa còn lại thì được di chuyển sau 9 ngày nằm yên nghỉ ngơi. Kết quả là một năm sau, nhóm vận động viên di chuyển sớm hơn thì quá trình phục hồi sẽ ngắn hơn so với nhưng vận động viên nghỉ ngơi dài.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng một số chuyển động tại những khớp bị tổn thương sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, tất nhiên là khi cơn đau đã giảm.

>> Giải pháp: Thay vì nằm bất động một chỗ và xem chương trình trên ti-vi, bạn hãy dành thời gian để ngủ. Giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể phục hồi vết thương nhanh hơn.

2️⃣. Nước đá có thể giảm đau nhưng cũng sẽ ngăn chứng viêm

Đá lạnh giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị chấn thương nhưng chúng lại ngăn các phản ứng miễn dịch của bạn. Điều này làm chậm quá trình phục hồi của chấn thương. Quá trình phục hồi gồm 3 bước: sưng viêm, sửa chữa và tái tạo. Do vậy, nếu bạn dùng nước đá, nó sẽ ngăn chặn quá trình sưng viêm, khiến sự phục hồi diễn ra chậm hơn.

>> Giải pháp: Bạn có thể sử dụng miếng đệm làm nóng vì sức nóng giúp lưu lượng máu tập trung tại khu vực bị chấn thương, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho các mô để chữa bệnh. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng tính linh hoạt của cơ và gân.

3️⃣. Băng ép vết thương cũng không có tác dụng nhiều

Những nghiên cứu cho thấy rằng băng ép kết hợp với nước đá rất ít có tác dụng để phục hồi chấn thương ở vùng mô mềm. Tuy có một số trường hợp ngoại lệ nhưng rất ít và không có bằng chứng cụ thể.

>> Giải pháp: Thay vì băng ép vết thương và nằm im một chỗ, bạn có thể băng ép vết thương và kết hợp với các động tác kéo giãn hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Bên cạnh có đó, bạn cũng có thể sử dụng các dây kháng lực để băng ép lên một số khớp nhất định (ví dụ, khớp gối) sau đó chuyển động nhẹ như đi bộ.

Nếu bạn đang có sẵn các đai, băng thì có thể sử dụng và vận động nhẹ nhàng. Cách này giúp phục hồi tốt hơn nhiều so với việc bạn chỉ ngồi im một chỗ. Nhưng nếu việc băng ép vết thương mà khiến bạn cảm thấy dễ chịu thì cũng không có tác hại gì.

4️⃣. Nâng vết thương lên cao cũng có vấn đề

Cùng với việc băng bó vết thương, nâng vết thương lên cao nhằm ngăn ngừa sưng và viêm. Tuy nhiên, cách này cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh hiệu quả của việc nâng vết thương lên cao trừ phi bác sĩ đề nghị bạn nâng vết thương lên cao để tránh phù nề.

>> Giải pháp: Thay vì nâng cao vết thương và nằm im một chỗ thì bạn có thể đi dạo hoặc tập vài động tác giãn cơ, yoga nhẹ để giữ cho cơ thể của bạn ở trạng thái vận động. Khi bị chấn thương, bạn nên nghỉ ngơi và ngừng tập luyện trong vài ngày nhưng hãy trở lại vận động càng sớm càng tốt. Miễn là việc vận động này không làm tăng cơn đau và gây ra khó chịu cho bạn.

—-

Những chia sẻ trên được áp dụng với những chấn thương nhẹ ở mô mềm như bong gân nhẹ, co kéo cơ hoặc đau nhức chung chung. Còn đối với những chấn thương nghiêm trọng thì việc nghỉ ngơi và bất động là vô cùng quan trọng đối với quá trình chữa lành chấn thương. Vì thế, nếu bạn cảm thấy vết thương của mình khá nghiêm trọng thì hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

5 chấn thương gối thường gặp

5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

Giày cao gót gây đau cột sống

Giày cao gót gây đau cột sống

Với phụ nữ thì giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu để có bộ trang phục hoàn chỉnh. Giày cao gót còn giúp phụ nữ tự tin hơn, duyên dáng hơn.

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

Hoạt động thể chất nói chung và tập luyện thể dục thể thao nói riêng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao. Hãy tham khảo một số hoạt động thân thiện với bệnh này nhé.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tập luyện là một giải pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Tập luyện còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và tăng cường sức khỏe nói chung.

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

Cơ thể được cấu tạo từ một tập hợp đa dạng gồm cơ, gân, xương và khớp. Tất cả những thành phần này đều liên kết với nhau để tạo ra một cỗ máy hoạt động hiệu quả. Phần lõi của cơ thể bao gồm các nhóm cơ bụng, cơ lưng dưới, cơ mông là “trụ sở” cho hầu hết các chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và linh hoạt.

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.