Sự khác nhau giữa giấc ngủ nam giới và nữ giới

Trong một ngày, có lúc bạn cảm thấy sảng khoái, đầy năng lượng, nhưng có lúc lại uể oải, buồn ngủ. Đó là do nhịp sinh học (circadian rhythms) của cơ thể. Nhịp sinh học giúp cơ thể biết khi nào cần thức, khi nào cần ngủ, và gần như giống nhau ở mọi người vì cùng hoạt động trong chu kỳ 24 giờ. Tuy nhiên, giấc ngủ giữa nam và nữ lại có sự khác nhau. Đó là lý do tại sao nam thường được gọi là “cú đêm” và nữ thường là người dậy sớm.

1️⃣. Nhịp sinh học hoạt động như thế nào?
Nhịp sinh học được điều khiển bởi vùng dưới đồi (hypothalamus). Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học gồm ánh sáng (gởi tín hiệu lên não, báo hiệu đến giờ thức dậy) và bóng tối (báo hiệu não tiết ra melatonin, hóc-môn giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh). Để giúp nhịp sinh học hoạt động hiệu quả và tránh mất ngủ, bạn nên đi ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày.

2️⃣. Giới tính thì ảnh hưởng thế nào đến nhịp sinh học?
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp sinh học là giới tính. Hóa ra nhịp sinh học của nam giới và nữ giới là không giống nhau. Đồng hồ sinh học của nam giới chạy nhanh hơn chu kỳ 24 giờ, trung bình dài hơn 6 phút so với nữ giới, nên nam thường ít mệt hơn vào chiều tối. Còn đồng hồ sinh học của nữ giới lại chậm hơn chu kỳ 24 giờ. Do đó, nữ giới thường có xu hướng mệt nhanh hơn, ngủ sớm và dậy sớm. Điều này cũng làm tăng khả năng rối loạn giấc ngủ sớm như mất ngủ.

✅ Mặc dù tám tiếng là thời gian ngủ trung bình lý tưởng cho cả nam giới và nữ giới nhưng thực tế nam giới dễ thiếu ngủ hơn nữ giới. Hiệu quả công việc giảm do thiếu ngủ ở nam cao hơn nữ. Nam lại phục hồi nhanh hơn nữ khi bị thiếu ngủ. Chu kỳ giấc ngủ của nữ giới ngắn hơn, nên họ dễ bị tuột một chút năng lượng vào buổi tối. Đó là lý do tại sao những người phụ nữ làm việc ca đêm thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn nam giới.

✅ Bạn có thể thay đổi lịch sinh hoạt để đồng hồ sinh học hoạt động hiệu quả hơn, bạn có thể đi ngủ và thức dậy vào lúc mình muốn. Nhưng dù sao thì nhịp sinh học tự nhiên của nam và nữ vẫn khác nhau. Vì thế, nếu ngủ chung với chồng/vợ thì cũng hiểu tại sao anh ấy hay thức khuya/cô ấy hay dậy sớm.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

5 giai đoạn của giấc ngủ

5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.