Phòng tập yoga: có gương hay không?

Ở một số phòng tập yoga, gương (kính) phủ đầy 4 bức tường. Quay đâu cũng thấy dáng em cả. Một số phòng khác thì không tìm đâu ra gương. Một số nơi thì chỉ có một hoặc hai mặt gương. Một số bạn thì thích có gương (cho dễ soi), một số bạn thì không muốn gương. Vậy rốt cục là có nên tập với gương không?

Trước khi trả lời câu hỏi, mình đánh sang chổ khác tí. Mình thích có một câu này: “Yoga is the journey of the self, through the self, to the self” (The Bhagavad Gita), mình dịch là vậy: “Yoga là một hành trình tự kỷ” (dịch kiểu này chắc bị đánh rớt). Đại ý yoga là một hành trình của bản thân, từ bản thân đến bản thân. Tức là tập luyện yoga là hành trình khám phá bản thân mình, hiểu bản thân hơn, thông qua việc tập luyện cho bản thân, và quan trọng là tập trung vào bản thân, không để bị chi phối bởi những yếu tố xung quanh, bên ngoài.

Quay lại chuyện cái gương. Có cái gương thì thích thật, đặc biệt là phụ nữ, một ngày ngắm gương… 800 lần. Đến cả phòng tập yoga cũng có gương thì thật thích. Nhìn vào gương sẽ thấy được thế tập của mình đúng hay sai, chuẩn hay chưa, rồi tự điều chỉnh. Đó là mục đích đến trái đất này của cái gương trong phòng tập.

Tui nhìn gương để điều chỉnh cơ thể. Hình minh họa thui à.

Tui nhìn gương để điều chỉnh cơ thể. Hình minh họa thui à.

Tuy nhiên (cái gì cũng có hai mặt), khi bạn chưa tập trung được, nói nôm na là chưa tập lâu, chưa cảm nhận được bản thân, thì cái gương chính là “kẻ chủ mưu” kéo bạn đi càng xa khỏi sự tập trung. Khi ấy, cái gương sẽ nói với bạn thế này: ê, cái áo có một vết xước kìa; tóc phủ xuống trán bết cả mồ hôi kìa; cái ống quần sao bên cao bên thấp thế; bụng to quá; eo nhỏ ghê; cái mặt tập đơ rồi, đùi ngắn thiệt… Rồi xong, đảm bảo không giữ được thế thăng bằng, té bịch bịch cho coi. Và quan trọng là, thời gian tập yoga của bạn trở nên vô ích.

Vậy rốt cục là có nên tập với gương không?

Với tí kinh nghiệm nhỏ nhoi, tui chia sẻ thế này: thời gian đầu, hãy tập cách tập trung vào cơ thể, cảm nhận cơ thể, cảm nhận từng dòng khí di chuyển, cảm nhận lực tại các vị trí, nhắm mắt cảm nhận. Khi đã “giỏi”, hãy nhìn gương để tự điều chỉnh tư thế cho chuẩn. Và nhớ dùng gương đúng mục đích.

Thế thôi. Dễ mà! Good luck!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

8 tư thế yoga giúp phụ nữ tăng khả năng sinh sản

8 tư thế yoga giúp phụ nữ tăng khả năng sinh sản

Có thể bạn đã nghe tới nhiều lợi ích của tập luyện yoga như sự dẻo dai, linh hoạt, sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp… Nhưng có lẽ bạn chưa biết yoga cũng giúp tăng cường khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Tổng quan về 7 luân xa

Tổng quan về 7 luân xa

Bạn có bao giờ cảm thấy mất kết nối với bản thân và thế giới, cảm thấy buồn bã, chán nản? Nguyên nhân có thể do năng lượng và luân xa bị lệch nhau.

10 bài tập yoga tốt cho “chuyện ấy”

10 bài tập yoga tốt cho “chuyện ấy”

Ngoài tác dụng mang đến cho bạn một cơ thể dẻo dai, săn chắc thì các tư thế yoga còn giúp cải thiện đời sống tình dục của bạn nữa đó. Dưới đây là 10 động tác yoga rất tốt cho đời sống tình dục, các bạn hãy tham khảo và tập thử nhé.

3 khó khăn lớn khi tập yoga tại nhà

3 khó khăn lớn khi tập yoga tại nhà

Yoga hiện nay đã phổ biến. Nhiều người chọn tự tập yoga tại nhà thông qua các khóa học online. Đó là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tự tập yoga tại nhà sẽ gặp một số khó khăn.

Bị này bị nọ tập yoga được không?

Bị này bị nọ tập yoga được không?

Lời biện hộ mình thường xuyên nghe nhất: “Tôi muốn tập yoga nhưng tôi không dẻo / tôi không khỏe / tay tôi yếu / chân tôi yếu / lưng tôi đau / gối tôi mỏi…”.