Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Ngày xửa ngày xưa, à không, ngày nảy ngày nay, có một gia đình nọ (là cơ thể chúng ta), có hai anh em tên Bao Tử (là một cơ quan trong hệ Tiêu hóa) và Phổi (hệ Hô Hấp) cùng sống với bà mẹ Não Bộ (hệ Thần kinh). Hai anh em ở chung một căn phòng bé tí (cơ thể) và bà mẹ thì chỉ có thể giải quyết mỗi đứa một lần.

Khi thằng anh Phổi ăn no, nó phình lên (là khi hít khí vào), chiếm mất giường của thằng em Bao Tử. Tội nghiệp thằng em, cả ngày nó chỉ được ăn 2-3 bữa no, còn thằng anh khi nào cũng được ăn. Lúc cả nhà đi tập luyện (yoga), thằng Phổi lại được ăn nhiều nhất. Thằng Bao Tử lủi thủi ngồi yên.

Một ngày nọ, em Bao Tử tức quá, ăn thật no trước khi cả nhà đi tập. Thế là hôm đó, em Bao Tử chiếm hết giường của anh Phổi. Anh chẳng thể ăn thêm vì cái giường quá chật, ăn thêm thì có đứa bị té. (Đây là hiện tượng không hít sâu, thở chậm được vì no quá. Bao tử căng chèn cả không gian của phổi. Phổi không còn chổ để phình lên hết mức)

Em Bao Tử chưa hết tức, hôm sau lại ăn no tiếp, phình to lên. Anh Phổi trả đũa, cũng ăn nhiều lên, phình to lên. Thế là hai anh em chen nhau trên cái giường. Nó nặng mún nứt giường. (Là hiện tượng căng tức bụng khi vừa ăn no vừa tập thở. Cả bao tử lẫn phổi đều muốn căng lên và chèn nhau).

Hai anh em méc mẹ Não Bộ. Bả la: “Hai đứa mày có thôi đi không! Tao chỉ xử lý từng đứa một. Thằng Phổi cần ăn thì tao tập trung cho nó ăn. Thằng Bao Tử muốn ăn thì chờ. Tao không thể cho hai đứa mày ăn cùng lúc. Nên giờ trước khi cả nhà đi tập, thằng Bao Tử không được ăn nhiều.” (Khi não tập trung vào tiêu hóa thức ăn thì không tập trung vào điều khí vào phổi).

Có hôm Bao Tử đói quá, than thở: “Mẹ mẹ, cho ăn tí xíu đi. Đói quá sao tập”. Thế là Não Bộ cho ăn ít ít thôi.

Thế là từ đó hoàng tử và công chúa, xí lộn, Bao Tử và Phổi sống hạnh phúc đến trọn đời.

Chuyện kể đêm khuya cho trẻ em vừa kể vừa giải thích đến đây là hết rồi. Vỗ tay khen bạn nào các con! ??????

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng quan về 7 luân xa

Tổng quan về 7 luân xa

Bạn có bao giờ cảm thấy mất kết nối với bản thân và thế giới, cảm thấy buồn bã, chán nản? Nguyên nhân có thể do năng lượng và luân xa bị lệch nhau.

10 bài tập yoga tốt cho “chuyện ấy”

10 bài tập yoga tốt cho “chuyện ấy”

Ngoài tác dụng mang đến cho bạn một cơ thể dẻo dai, săn chắc thì các tư thế yoga còn giúp cải thiện đời sống tình dục của bạn nữa đó. Dưới đây là 10 động tác yoga rất tốt cho đời sống tình dục, các bạn hãy tham khảo và tập thử nhé.

3 khó khăn lớn khi tập yoga tại nhà

3 khó khăn lớn khi tập yoga tại nhà

Yoga hiện nay đã phổ biến. Nhiều người chọn tự tập yoga tại nhà thông qua các khóa học online. Đó là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tự tập yoga tại nhà sẽ gặp một số khó khăn.

Bị này bị nọ tập yoga được không?

Bị này bị nọ tập yoga được không?

Lời biện hộ mình thường xuyên nghe nhất: “Tôi muốn tập yoga nhưng tôi không dẻo / tôi không khỏe / tay tôi yếu / chân tôi yếu / lưng tôi đau / gối tôi mỏi…”.

Yoga không gây viêm khớp gối

Yoga không gây viêm khớp gối

Tui đã gây ra một “tội lỗi hồn nhiên” khiến một số người hoang mang. Cụ thể là gần đây Hà tui có đăng một bài kể chuyện mình đi chụp cắt lớp (MRI) khớp gối và phát hiện bị viêm khớp gối. Trong bài viết có đề cập một chi tiết khiến người đọc hiểu nhầm là tập yoga gây viêm khớp gối và bị chấn thương cột sống. Hic, khổ quá. Hà tui xin đính chính ạ.