7 lợi ích từ bí ngô

Khi nói đến bí ngô, bạn nghĩ đến Halloween? Cũng đúng thôi. Sắp đến Halloween rồi. Nhưng không chỉ có thế, bí ngô có nhiều lợi ích dành cho sức khỏe.

1️⃣. Giảm cân

Bí ngô giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu. Bí ngô còn có lượng calories thấp, lượng nước cao giúp bạn không bị tăng cân và thêm nước cho cơ thể.

2️⃣. Tốt cho mắt

Bí ngô chứa nhiều Vitamin A, giúp ích cho sức khỏe đôi mắt. Bí ngô còn chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

3️⃣. Hệ miễn dịch tốt hơn

Lượng lớn Vitamin A trong bí ngô còn giúp cơ thể chống nhiễm trùng, vi-rút và các bệnh truyền nhiễm. Dầu bí ngô thậm chí còn giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm khác nhau. Ngoài ra, bí ngô chứa gần 20% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, có thể giúp bạn phục hồi sau cảm lạnh nhanh hơn.

4️⃣. Làn da trẻ trung hơn

Beta-carotene trong bí ngô giúp bảo vệ da khỏi tia UV, nguyên nhân gây nếp nhăn. Phần thịt cũng có thể dùng làm mặt nạ tự nhiên tuyệt vời tẩy tế bào chết và làm dịu da.

5️⃣. Giảm nguy cơ ung thư

Beta-carotene không chỉ tốt cho mắt và da mà còn giúp giảm nguy cơ gây một số ung thư như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Vitamin A và C là “một loại biệt đội bảo vệ tế bào”. Chúng đều là chất chống oxy hóa và hoạt động như lá chắn cho các tế bào của bạn chống lại các gốc tự do gây ung thư.

6️⃣. Tốt cho tim mạch

Hạt bí ngô là nguồn cung cấp phytoestrogen dồi dào. Đây là hợp chất có nguồn gốc thực vật mà khi được kết hợp vào một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và có nhiều lợi ích khác.

7️⃣. Cải thiện tâm trạng

Hạt bí ngô là nguồn tryptophan tuyệt vời. Axit amin thiết yếu này được chuyển đổi thành serotonin, một chất hóa học liên quan đến giấc ngủ khỏe mạnh và hạnh phúc. Cơ thể không thể tự tạo ra tryptophan. Vì thế, thêm bí ngô vào chế độ ăn sẽ dễ dàng cung cấp trytophan cho cơ thể.

Bạn có thường ăn bí ngô không? Hãy để lại comment nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các nguồn đạm phổ biến

Các nguồn đạm phổ biến

Khi nói đến protein (đạm), mọi người thường nghĩ nhanh đến thịt bò và thịt gà. Thật ra, thực phẩm giàu protein rất đa dạng chứ không chỉ giới hạn như thế. Mỗi loại lại có một nhóm dưỡng chất khác nhau. Thịt đỏ giàu vitamin B12 và sắt trong khi cá hồi hoặc cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Vì vậy, nếu chỉ ăn một loại thì vừa thiếu chất vừa ngán. Hãy linh hoạt chọn nhiều loại khác nhau nhé.

Thực phẩm cho các luân xa

Thực phẩm cho các luân xa

Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng của cơ thể về mặt tinh thần. Thức ăn lại là nguồn cung cấp năng lượng về mặt thể chất. Cả hai đều là nguồn sống của bạn.

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Cũng giống như can-xi (calcium) và natri (sodium), kali (potassium) là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung đủ kali giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Thuật ngữ “Phytonutrient” nghe có vẻ “đao to búa lớn” và lạ lẫm, nhưng thật ra ý nghĩa lại rất đơn giản. Đó là những chất hóa học tự nhiên có trong thực vật. Chữ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “thực vật”. Có hàng ngàn dưỡng chất thực vật khác nhau được tìm thấy, nhưng khoa học cũng chưa nghiên cứu hết toàn bộ số này.