Bữa ăn thay thế là gì?

Nay Hà review hai bữa ăn thay thế của mình: Lean Body của LabradaBodykey của Nutrilite.

Đây là hai trong số các món snack mình trữ sẵn trong nhà. Nói snack nghe tưởng ăn vặt ngon miệng chứ snack của mình toàn ngũ cốc, sữa, whey, yến mạch… 😄 Nghe thôi đã thấy ngán, ha ha… Mình thỉnh thoảng cũng ngán mà. Thôi, vào chủ đề chính.

Xưa thời làm agency bận sml lại còn không biết “trưa nay ăn gì” thì mình ước có gì đó uống cho lẹ. Và ước muốn thành sự thật, má ơi!

1. BỮA ĂN THAY THẾ (MEAL REPLACEMENT) LÀ GÌ?

Đúng như cái tên, nó dùng để thay thế cho bữa ăn thông thường. Tức là năng lượng của một gói như thế có thể tương đương với một bữa ăn như cơm, bún, phở, hủ tíu…

Và đã dùng bữa ăn thay thế thì không nên ăn thêm bữa ăn thông thường nếu không muốn tăng cân. Rồi, nói típ nha.

2. ƯU ĐIỂM CỦA MÍ THỨ NÀY

Nhanh, gọn. Vâng, ngày nào bận sml không kịp ngồi nhai, (và mình thì ăn rất lâu, cái này nhiều người biết), thì cứ pha một gói này rồi vừa uống vừa làm. Bao đủ năng lượng cho nguyên buổi làm việc. Thỉnh thoảng mình dùng nó cho bữa sáng, nhất là các bữa dậy trễ không kịp ăn ngũ cốc. Hoặc mang theo khi đi công tác, du lịch. Cái này là mình thích nha, đi du lịch hay mang theo lắm.

Rất phù hợp cho NGƯỜI BẬN RỘN, kiểu dân văn phòng.

Đủ dưỡng chất. Cái này thì không bữa ăn vội nào có thể sánh được. Trừ khi bạn rất rảnh và tự nấu ăn thì may ra mới đủ carb, fat, protein, vitamin, khoáng chất… trong một bữa ăn. Còn không thì… hên xui, mà xui nhiều hơn hên.

Các bữa ăn thay thế này còn đặc điểm là rất nhiều đạm, phù hợp nhất cho NGƯỜI MUỐN GIẢM CÂN.

3. HẠN CHẾ CỦA MÍ THỨ NÀY

Nói đi cũng phải nói lại, mấy loại này bản chất nó là cung cấp năng lượng và dưỡng chất chứ không cung cấp trải nghiệm ăn, nhai, cảm nhận hương vị như bữa ăn bình thường. Nên nếu dùng thường xuyên thì sẽ dễ ngán. Nên ngày nào bận quá thì dùng, hoặc có thể dùng định kỳ mỗi một hoặc hai ngày một gói (để đủ đạm nếu không muốn dùng đạm bổ sung).

Hạn chế tiếp theo là giá cả. Nếu so sánh bữa ăn cơ bản bình thường thì giá của mấy gói này cao hơn. Nhưng nếu so một bữa ăn hoàn chỉnh, đủ chất, đủ lượng thì giá không hề cao. Không tin thử “order” một bữa ăn “healthy” đầy đủ cơm, thịt, rau… ở các tiệm ăn, nhà hàng thử đi rồi biết. Thế nên so cái gì thì lấy các tiêu chí tương đồng tí rùi so.

4. GIỜ MỚI ĐẾN PHẦN CHÍNH

Nói lòng vòng, túm lại 2 loại mình dùng. Về xuất xứ là đều từ Huê Kỳ. Về thành phần dinh dưỡng, mình có đẻ trong hình bên trên, nhưng mà không đủ đâu. Mình để thêm chi tiết bên dưới:

– Lean Body: Cái này mình biết từ 2018 và dùng từ đó. Có khoảng thời gian không dùng do khó mua.

Trọng lượng lớn nên khi pha hơi khó quậy tan và mất thời gian. Dùng máy xay sinh tố thì “perfect” nha. Vị chocolate ngọt, sệt. Năng lượng cao, protein cao, nên không phù hợp với dân văn phòng ít vật động, vì có thể khiến cơ thể dư calories. Còn với dân có vận động (tập luyện, hoặc di chuyển nhiều, làm việc chân tay nhiều…) thì phù hợp.

Khó mua. Hiện tại đa số các cửa hàng bán whey đều không có Lean Body, đặc biệt không nhập được trong kỳ lockdown. Nên khi mua mình mua luôn 40-50 gói để sẵn. Giá thì tùy nơi, dao động từ 55K đến 70K mỗi gói.

– Body Key: Mình biết và dùng từ 2017. Cũng có thời gian không dùng vì… lười mua, ha ha.

Gói này trọng lượng thấp, năng lượng thấp hơn nên cực kỳ phù hợp với dân văn phòng không vận động. Còn dân tâm gym như mình thì không đủ “đô”. Nhưng mình vẫn dùng để thay các bữa snack như đã nói ở trên, mình dùng với sữa tươi để tăng năng lượng luôn.

Dễ pha, dễ tan. Có thể quậy/khuấy bằng muỗng như bình thường hoặc dùng bình lắc. Vị đa dạng: chocolate, cà phê latte, và sắp ra mắt vị trà sữa (dành cho fan trà sữa). Ít ngán hơn.

Và đặc biệt là dễ mua. Chỉ cần lên đây chọn hàng, thanh toán rồi chờ ship về tận cửa: amway.com.vn/vn/r/vn59v7nb. Giá dao động 64k đến 72k tùy vị.

Rồi, túm cái quần lại sau khi nói quá trời nói. Ăn uống “healthy” không khó. Chỉ cần biết chọn loại để ăn. Và quan trọng là, hãy cân bằng bữa ăn. Đừng bị phụ thuộc quá vào các bữa ăn thay thế, mà cũng đừng ăn quá nhiều những món mà bạn biết là ít “healthy”.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các nguồn đạm phổ biến

Các nguồn đạm phổ biến

Khi nói đến protein (đạm), mọi người thường nghĩ nhanh đến thịt bò và thịt gà. Thật ra, thực phẩm giàu protein rất đa dạng chứ không chỉ giới hạn như thế. Mỗi loại lại có một nhóm dưỡng chất khác nhau. Thịt đỏ giàu vitamin B12 và sắt trong khi cá hồi hoặc cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Vì vậy, nếu chỉ ăn một loại thì vừa thiếu chất vừa ngán. Hãy linh hoạt chọn nhiều loại khác nhau nhé.

Thực phẩm cho các luân xa

Thực phẩm cho các luân xa

Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng của cơ thể về mặt tinh thần. Thức ăn lại là nguồn cung cấp năng lượng về mặt thể chất. Cả hai đều là nguồn sống của bạn.

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Cũng giống như can-xi (calcium) và natri (sodium), kali (potassium) là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung đủ kali giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Thuật ngữ “Phytonutrient” nghe có vẻ “đao to búa lớn” và lạ lẫm, nhưng thật ra ý nghĩa lại rất đơn giản. Đó là những chất hóa học tự nhiên có trong thực vật. Chữ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “thực vật”. Có hàng ngàn dưỡng chất thực vật khác nhau được tìm thấy, nhưng khoa học cũng chưa nghiên cứu hết toàn bộ số này.