Dừa tốt hay xấu?

Trong các loại trái cây thì dừa là loại gây nhiều tranh cãi. Có người bảo dừa tốt, có người nói không tốt cho sức khỏe. Vậy thật ra dừa tốt hay không tốt?

1️⃣. Giá trị dinh dưỡng

Dừa, đặc biệt là cơm dừa, chứa hàm lượng chất xơ cao, cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như mangan giúp chống viêm, selen giúp ngủ ngon, kali giúp bổ sung chất điện giải khi mất nước do tập luyện. Nước dừa còn được xem là thức uống phổ biến giúp tránh mất nước.

2️⃣. Nhưng tại sao dừa bị nghĩ xấu?

Hàm lượng chất béo bão hòa cao là lý do phổ biến để dừa “mang tiếng” là thực phẩm không tốt. Dừa và đặc biệt là dầu dừa có chứa đến 90% chất béo bão hòa (saturated fat). Loại chất béo này có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật và là nguyên nhân gây tăng cholesterol và bệnh tim mạch.

Nhưng trước khi “kết tội” dừa, cũng cần biết thêm là chất béo bão hòa trong dừa có cấu trúc hơi khác so với chất béo bão hòa trong động vật. Chúng được tạo nên chủ yếu bởi các chất béo trung tính chuỗi trung bình (medium-chain triglycerides – MCTs), hấp thụ nhanh hơn trong cơ thể, tạo ra năng lượng dễ hơn và khó tích trữ dưới dạng mỡ thừa.

Dù nói như thế nhưng chất béo trong dừa vẫn có thể làm tăng lượng cholesterol và gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu dùng quá nhiều.

Ngoài ra, nếu bạn dự định dùng dừa thay cho các sản phẩm như sữa thì cũng cần lưu ý lượng đạm (protein). Hàm lượng protein trong các sản phẩm làm từ dừa ít hơn so với các sản phẩm làm từ sữa, điều này có thể khiến bạn nhanh đói. Vì thế, bạn có thể cân nhắn dùng chúng như những bữa ăn nhẹ.

3️⃣. Tóm lại, có nên dùng dừa?

Xét về giá trị dinh dưỡng thì dừa và các sản phẩm từ dừa mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều quá thì sẽ có những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên kết hợp đa dạng thực phẩm.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các nguồn đạm phổ biến

Các nguồn đạm phổ biến

Khi nói đến protein (đạm), mọi người thường nghĩ nhanh đến thịt bò và thịt gà. Thật ra, thực phẩm giàu protein rất đa dạng chứ không chỉ giới hạn như thế. Mỗi loại lại có một nhóm dưỡng chất khác nhau. Thịt đỏ giàu vitamin B12 và sắt trong khi cá hồi hoặc cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Vì vậy, nếu chỉ ăn một loại thì vừa thiếu chất vừa ngán. Hãy linh hoạt chọn nhiều loại khác nhau nhé.

Thực phẩm cho các luân xa

Thực phẩm cho các luân xa

Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng của cơ thể về mặt tinh thần. Thức ăn lại là nguồn cung cấp năng lượng về mặt thể chất. Cả hai đều là nguồn sống của bạn.

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Cũng giống như can-xi (calcium) và natri (sodium), kali (potassium) là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung đủ kali giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Thuật ngữ “Phytonutrient” nghe có vẻ “đao to búa lớn” và lạ lẫm, nhưng thật ra ý nghĩa lại rất đơn giản. Đó là những chất hóa học tự nhiên có trong thực vật. Chữ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “thực vật”. Có hàng ngàn dưỡng chất thực vật khác nhau được tìm thấy, nhưng khoa học cũng chưa nghiên cứu hết toàn bộ số này.