Tại sao ăn uống “healthy” mà vẫn không thể giảm cân?

Đơn giản thôi, vì hai khái niệm đó chả liên quan gì nhau. Bạn không giảm được cân là do ăn nhiều hơn lượng cơ thể cần (calorie intake > calorie burn), chứ không phải do ăn “healthy” (không đường sữa, không chiên xào, không trà sữa, bánh ngọt…).

Đọc xong bạn sẽ hỏi tiếp, “Vậy sao tui ăn ÍT mà cũng không thể giảm cân?”. Ít là ít thế nào? Đo bằng cái gì mà bảo là ít? Hay ít cơm mà nhiều bánh mì?

———

Hãy làm quen với vài khái niệm cơ bản nha. (‼️Warning: Đọc dzui thì đọc, không dzui đừng đọc, nhức não lắm‼️).

Cơ thể chúng ta cần 5 loại năng lượng khác nhau.

1. ➡️ Basal Metabolic Rate (tỷ lệ trao đổi chất cơ bản). Năng lượng cần để nuôi sống cho cơ thể, không bao gồm các hoạt động di chuyển và tiêu hóa (60-70% năng lượng).

2. ➡️ Resting Metabolic Rate (tỷ lệ trao đổi chất cơ bản lúc nghỉ). Giống BMR nhưng được đo lường trong trạng thái nghỉ. (chênh lệch là 10%, RMR cao hơn)

3. ➡️ Non-Exercise Activity Themogenesis – NEAT (Các hoạt động thể chất hàng ngày) như đi, đứng, leo cầu thang, bồng con, nấu ăn, giặt giũ…

4. ➡️ Exercise Activity (Các hoạt động thể dục thể thao) như tập gym, yoga, bơi lội, đạp xe… Tỷ lệ này khoảng 10-15% với người ít vận động và 30% với người vận động nhiều.

5. ➡️ Thermic Effect of Feeding (Hiệu ứng sinh nhiệt thực phẩm). Năng lượng dùng cho việc tiêu hóa, hấp thụ, đồng hóa dưỡng chất. Chiếm 10% năng lượng.

(1) và (2) gọi chung là RMR (năng lượng cần thiết để duy trì sự sống), (3) & (4) gọi chung là năng lượng vận động cơ bản. Vậy là có 3 nhóm năng lượng như hình minh woạ.

——-

Xong. Tóm lại, để một ngày bạn sống bình thường như một sinh vật cấp cao thì năng lượng bạn nạp vào qua thức ăn phải đáp ứng đủ hoạt động của cả 3 “miệng ăn” trên.

Vấn đề là, bạn không biết cơ thể mình cần bao nhiêu năng lượng, và hiện tại lượng thức ăn bạn nạp vào là dư hay thiếu, đúng không?

Khỏi nói cũng biết những người thừa mỡ là do nạp dư đó, mà không phải dư bây giờ, dư từ quá khứ, tích lại thành mỡ dự trữ. Cho nên, giờ có ăn ÍT lại mà không vận động tiêu hao năng lượng thì cũng chẳng giảm được gì đâu. Kiểu như mua đồ chất một đống trong tủ lạnh ăn không hết thì giờ có mua ít lại thì cái tủ lạnh cũng đầy đồ rồi.

Vậy chả lẽ bó giò?

Thôi, gặp Hà đi. Hà cân đo, phân tích & tư vấn cho từng người, chứ viết ra đây không hết nổi đâu, hi hi… Hẹn một chủ đề khác.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các nguồn đạm phổ biến

Các nguồn đạm phổ biến

Khi nói đến protein (đạm), mọi người thường nghĩ nhanh đến thịt bò và thịt gà. Thật ra, thực phẩm giàu protein rất đa dạng chứ không chỉ giới hạn như thế. Mỗi loại lại có một nhóm dưỡng chất khác nhau. Thịt đỏ giàu vitamin B12 và sắt trong khi cá hồi hoặc cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Vì vậy, nếu chỉ ăn một loại thì vừa thiếu chất vừa ngán. Hãy linh hoạt chọn nhiều loại khác nhau nhé.

Thực phẩm cho các luân xa

Thực phẩm cho các luân xa

Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng của cơ thể về mặt tinh thần. Thức ăn lại là nguồn cung cấp năng lượng về mặt thể chất. Cả hai đều là nguồn sống của bạn.

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Cũng giống như can-xi (calcium) và natri (sodium), kali (potassium) là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung đủ kali giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Thuật ngữ “Phytonutrient” nghe có vẻ “đao to búa lớn” và lạ lẫm, nhưng thật ra ý nghĩa lại rất đơn giản. Đó là những chất hóa học tự nhiên có trong thực vật. Chữ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “thực vật”. Có hàng ngàn dưỡng chất thực vật khác nhau được tìm thấy, nhưng khoa học cũng chưa nghiên cứu hết toàn bộ số này.