7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tập luyện là một giải pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Tập luyện còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và tăng cường sức khỏe nói chung.

Tập luyện còn giúp ngăn sự phát triển của những người đang bị tiền tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (The American Diabetes Association – ADA), bạn nên có khoảng 150 phút tập luyện mỗi tuần với cường độ trung bình đến cao, bao gồm ít nhất 2 buổi tập sức mạnh (strength training).

*** Lưu ý: Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi tập luyện.

Dưới đây là 10 môn thể thao mà người bệnh tiểu đường tuýp 2 tham khảo và tập luyện.

1️⃣. Đi bộ:
Đi bộ mỗi ngày 30 phút trong 5 ngày mỗi tuần sẽ giúp người tiểu đường tuýp 2 giảm đường huyết và giảm cân.

2️⃣. Đạp xe:
Khoảng một nửa số người tiểu đường bị viêm khớp. Bệnh thần kinh tiểu đường, một tình trạng các dây thần kinh bị tổn thương, có thể gây đau khớp ở những người bệnh tiểu đường. Vì thế, những hoạt động cường độ nhẹ như đạp xe có thể giúp ích cho người bị tiểu đường bị đau khớp.

3️⃣. Bơi lội:
Các môn thể thao dưới nước cũng là môn tập luyện thân thiện với những người bị đau khớp do tiểu đường, giúp cải thiện tim mạch, phổi, cơ, giảm áp lực lên khớp.

4️⃣. Nhảy aerobic
Các môn kết hợp nhảy nhót và tập luyện tim mạch như Zumba hữu ích cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.

5️⃣. Tập tạ
Tạ và các bài tập sức mạnh giúp bạn xây dựng cơ bắp, nghĩa là giúp bạn tăng lượng tiêu hao calories. Tập sức mạnh còn giúp kiểm soát đường huyết. Lưu ý là nên tham khảo với các huấn luyện viên hoặc các chuyên gia trước khi bắt đầu.

6️⃣. Các bài tập với dây kháng lực:
Ngoài máy móc, thiết bị tập luyện, bạn còn có thể dùng dây kháng lực để tập luyện sức mạnh. Nếu không biết cách dùng dây, hãy tham khảo các chuyên gia hoặc xem hướng dẫn trên internet.

7️⃣. Yoga
Yoga có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kiểm soát được đường huyết, cholesterol và cân nặng. Yoga còn giúp giảm huyết áp, tăng chất lượng ngủ và giúp tâm trạng tốt hơn. Cũng như các môn trên, bạn hãy tham khảo hoặc tập luyện cùng huấn luyện viên yoga để tập đúng cách.

——

Hãy tập luyện để cải thiện tình trạng tiểu đường tuýp 2 nói riêng và cải thiện sức khỏe nói chung nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

5 chấn thương gối thường gặp

5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

Giày cao gót gây đau cột sống

Giày cao gót gây đau cột sống

Với phụ nữ thì giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu để có bộ trang phục hoàn chỉnh. Giày cao gót còn giúp phụ nữ tự tin hơn, duyên dáng hơn.

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

Hoạt động thể chất nói chung và tập luyện thể dục thể thao nói riêng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao. Hãy tham khảo một số hoạt động thân thiện với bệnh này nhé.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

Cơ thể được cấu tạo từ một tập hợp đa dạng gồm cơ, gân, xương và khớp. Tất cả những thành phần này đều liên kết với nhau để tạo ra một cỗ máy hoạt động hiệu quả. Phần lõi của cơ thể bao gồm các nhóm cơ bụng, cơ lưng dưới, cơ mông là “trụ sở” cho hầu hết các chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và linh hoạt.

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.

7 thói quen gây hại cho thận

7 thói quen gây hại cho thận

Thận là bộ lọc máu và chất thải tự nhiên của cơ thể, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu. Thận còn có vai trò nội tiết, tham gia chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose… Mỗi người có hai quả thận để thực hiện các hoạt động trên.