10 Cách sạc nhanh năng lượng cho cơ thể

Để có thể đương đầu trong thế giới bận rộn, căng thẳng ngày nay thì bạn cần phải có nhiều năng lượng. Nhưng điều này khó, vì chúng ta thường chạy theo công việc mà quên thư giãn, nghỉ ngơi. Hãy tham khảo 10 cách để “sạc pin” cho cơ thể nhé.

1. THƯỜNG XUYÊN NGHỈ GIẢI LAO.

Hầu hết chúng ta thường tập trung vào công việc, dán mắt vào màn hình liên tục. Điều này làm cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Sau mỗi một hai tiếng làm việc, hãy đứng dậy, đi một vòng hoặc ra ngoài để cơ thể được thư giãn, thoải mái. Dù chỉ vài phút “sạc nhanh” thì bạn vẫn có đủ năng lượng cho giờ làm việc tiếp theo.

2. NÊN CHIA NHỎ BỮA ĂN

Ăn uống không chỉ cần phải ngon miệng mà còn ảnh hưởng đến năng lượng của cơ thể. Nếu bạn nạp nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường, cơ thể không chỉ thiếu các dưỡng chất quan trọng, mà còn gặp tình trạng mệt mỏi do dư đường (sugar crash) sau đó.

Ăn một bữa lớn cũng ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể. Sau những bữa ăn như thế, hệ thần kinh phó giao cảm bắt cơ thể phải nghỉ ngơi để thực hiện việc tiêu hóa lượng lớn thức ăn này. Vì thế, bạn sẽ có cảm giác chỉ muốn nằm nghỉ chứ không muốn làm việc, dẫn đến hiệu quả công việc giảm.

Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp được nhiều hàm lượng dưỡng chất cho cơ thể. Nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày thay vì ăn một bữa lớn vì việc này sẽ giúp bạn cung cấp được nhiều năng lượng cho cơ thể.

3. THỨC DẬY SỚM HƠN

Dù không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thức dậy sớm thì nhiều năng lượng hơn. Nhưng hầu hết những người dậy sớm đều cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Khi dậy sớm, bạn hoàn thành được nhiều việc hơn trước khi người khác thức giấc. Chỉ cảm giác này thôi cũng khiến bạn sảng khoái rồi. Nếu bạn thường dậy trễ và thấy uể oải trong ngày, hãy thử dậy và bắt đầu ngày mới sớm hơn.

4. ĐI NGỦ SỚM HƠN

Để thức dậy sớm thì bạn cần đi ngủ sớm hơn. Còn nếu ngủ trễ mà dậy sớm thì bạn không nạp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngày làm việc của bạn sẽ tệ hơn.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể tiết kiệm giờ ngủ mà vẫn làm việc tốt thì bạn đang lừa chính mình đấy. Các nghiên cứu cho thấy giảm vài tiếng ngủ mỗi ngày không chỉ ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến não và sức khỏe nói chung.

5. HẠN CHẾ ÁNH SÁNG VÀO BUỔI TỐI

Ánh sáng được biết đến như là một “zeitgeber”, một tín hiệu bên ngoài môi trường điều khiển chu kỳ giấc ngủ. Ánh sáng mặt trời được gọi là một “zeitgeber”. Và trong thời đại công nghệ ngày nay, “zeitgeber” còn bao gồm ánh sáng từ màn hình điện thoại, laptop.

Ánh sáng này tác động vào tế bào tiếp nhận ánh sáng từ mắt, gởi tín hiệu lên não báo trời vẫn còn sáng. Não ra lệnh không tiết melatonin, hoc-mon giúp bạn ngủ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ bị mất ngủ hoặc ngủ chập chờn.

Vì thế, hãy tắt điện thoại, laptop hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt hơn.

6. HẠN CHẾ CAFFEIN

Cà phê và các thức uống chứa caffein được xem là “liệu pháp” tăng cường năng lượng tức thì. Nhưng nến bạn dùng thường xuyên và quá nhiều thì nó không còn giúp bạn tỉnh táo nữa, thậm chí còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nếu ghiền cà phê, bạn chỉ nên uống chúng vào buổi sáng. Hãy hạn chế uống vào chiều tối vì sẽ làm bạn mất ngủ.

7. TỐI ƯU NHỊP SINH HỌC

Cơ thể chúng ta là một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động nhờ các hóc-môn. Chúng ta cần tối ưu hoạt động của các hóc-môn này. Coritsol là hóc-môn giúp chúng ta thức dậy. Melatonine là hóc-môn giúp chúng ta đi ngủ.

Nếu bạn đi ngủ và thức dậy không theo giờ giấc, các hóc-môn này làm việc không hiệu quả. Bạn sẽ không cảm thấy đủ năng lượng.

Bạn nên lên kế hoạch thời gian cụ thể cho việc đi ngủ và thức dậy buổi sáng để cơ thể của bạn có thể tạo ra được những thói quen. Việc ngủ và dậy đúng giờ hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường được năng lượng khá nhiều đó.

8. HẠN CHẾ NẠP ĐƯỜNG ĐƠN

Ăn một ít thức ăn chứa nhiều đường cũng không sao nếu bạn là người tập luyện. Nhưng nếu bạn là dân văn phòng ít vận động thì ăn đường sẽ làm bạn tăng cân và dao động năng lượng trong cơ thể.

Nếu thèm ăn, thay vì chọn kẹo, bánh ngọt, hãy chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu chất xơ, giàu vitamin như trái cây. Các loại này vẫn có đường fructose cho cơ thể.

9. CÓ KẾ HOẠCH NGHỈ NGƠI KHI TẬP LUYỆN

Tập thể dục, thể thao là rất tốt. Nhưng nếu bạn tập nhiều và thấy mệt mỏi nghĩa là lúc bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Bạn có thể phục hồi bằng cách ăn nhiều hơn hoặc nghỉ nhiều hơn hoặc cả hai.

Bạn nên sắp xếp lại việc tập luyện để có thể nghỉ ngơi hợp lý. Làm như thế sẽ giúp tăng năng lượng cho cơ thể.

10. LÀM QUEN VỚI THẢO DƯỢC

Các loại thảo dược sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi và tràn đầy năng lượng đó. Chẳng hạn cây rể vàng giúp giảm mệt mỏi.


Tóm lược

  1. Thường xuyên nghỉ giải lao
  2. Nên chia nhỏ bữa ăn
  3. Thưc dậy sớm hơn
  4. Đi ngủ sớm hơn
  5. Hạn chế ánh sách vào buổi tối
  6. Hạn chế caffein
  7. Tối ưu nhịp sinh học
  8. Hạn chế nạp đường đơn
  9. Có kế hoạch nghỉ ngơi khi tập luyện
  10. Làm quen với các loại thảo dược

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Bước lên cân mỗi ngày là thói quen của nhiều người, nhất là những người đang trong quá trình giảm cân. Bởi vì, số cân là môt trong những chỉ số quan trọng để theo dõi quá trình thay đổi cơ thể. Nhưng việc cân mỗi ngày có thực sự cần thiết? Cần lưu ý những gì để các chỉ số được chính xác?

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.