10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

Tập luyện cải thiện chức năng nhận thức, sức khỏe tinh thần và trí nhớ. Tập luyện cũng giúp cản trở sự phát triển của một số vấn đề liên quan đến thần kinh.

1️⃣. Trong lúc tập luyện, sự bão hòa oxy và hình thành mạch (tăng trưởng mạch máu) diễn ra ở các khu vực của não liên quan đến suy nghĩ lý trí cũng như hoạt động xã hội, thể chất và trí tuệ.

2️⃣. Tập thể dục làm giảm các hóc-môn căng thẳng và làm tăng số lượng chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine. Đây là các hóc-môn có tác dụng đẩy nhanh quá trình xử lý thông tin.

3️⃣. Tập thể dục tăng cường điều chỉnh các tế bào thần kin, hỗ trợ sự tồn tại và biệt hóa của các tế bào thần kinh trong não đang phát triển, phân nhánh đuôi gai và cơ chế tiếp hợp trong não người lớn.

Những điều trên có vẻ “khó nuốt” quá, vì chúng được tóm lược từ các nghiên cứu. Để dễ hiểu hơn, đây là 10 tác động của tập luyên đối với não bộ như trên hình.

Tất cả những lợi ích này đều liên quan đến sự hình thành thần kinh (tạo ra các tế bào thần kinh mới) và tính linh hoạt thần kinh (tính dẻo của khớp thần kinh, hoặc sự thay đổi sức mạnh của các khớp thần kinh đã tồn tại).

Nói tóm lại, tập luyện không chỉ mang lại nhiều ít lợi về thể chất mà còn về tinh thần.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Hồi cấp ba, nặng 48 ký-lô-heo. Lên đại học, rồi đi làm, giảm còn 43 ký-lô-còi và giữ mức đó liên tục nhiều năm. Bị phản đối, phàn nàn vì tội ốm dù ăn như heo. Có lần ông Nội về thăm, còn mắng Má không cho ăn nên nó (là tui) ốm. Giờ nhìn lại cũng thấy lúc đó ốm thiệt. Ăn kiểu gì cũng không lên cân. Nghe nói riết cũng mệt.