Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Hồi cấp ba, nặng 48 ký-lô-heo. Lên đại học, rồi đi làm, giảm còn 43 ký-lô-còi và giữ mức đó liên tục nhiều năm. Bị phản đối, phàn nàn vì tội ốm dù ăn như heo. Có lần ông Nội về thăm, còn mắng Má không cho ăn nên nó (là tui) ốm. Giờ nhìn lại cũng thấy lúc đó ốm thiệt. Ăn kiểu gì cũng không lên cân. Nghe nói riết cũng mệt.

Tui chia sẻ vài kinh nghiệm cá nhân, có thể hợp hoặc không hợp với tất cả. Facebook tui nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tập luyện nên tui không múa rìu qua mắt thợ đâu. Giờ 48 ký hơn rồi.

1️⃣. SỮA TƯƠI

Nhà có hai con còi: Sóc còi (là cháu tui) và Heo còi (là tui). Một ngày đẹp trời, mẹ Sóc mua sữa bò cho nó uống. Mà nó uống chả bao nhiêu, toàn tui uống giùm. Uống riết thành uống chính, con Sóc thì không uống. Nó vẫn còi, còn tui lên cân, chạm mốc 45 ký. Mừng hú vía. “Tự nhiên” được tăng cân, mặt tròn ra.

Thấy vụ lên cân này có vẻ khả thi, nhưng cũng… khỉ tha lắm. Vì cứ nếu uống sữa liên tục chắc phì. Thế là vào chế độ ăn uống, luyện tập tăng cân có khoa học.

2️⃣. ĂN ĐÚNG

Tăng cân cũng “trần ai” như giảm cân, và phải ĂN NHIỀU & ĂN ĐÚNG mới tăng cân chứ không phải ĂN NHIỀU thôi đâu.

Ăn đúng là ăn đầy đủ chất, trừ chất… dầu, mỡ, đường. Ăn tinh bột (cơm, bánh mì…) lượng vừa phải. Nạp protein (thịt bò, gà, trứng, cá…) & chất xơ (rau củ quả).

Tăng cân thì ăn nhiều bữa hơn, nhưng không phải thế mà ăn khuya, ăn trễ, cũng không ăn đồ chiên xào, ngọt, béo…

3️⃣. TẬP ĐÚNG

Ăn đúng xong phải TẬP ĐÚNG để không bị dư mỡ. Vì mỡ tăng cũng có thể làm cân tăng. Nhưng tăng mỡ và tăng cân là hai “phạm trù” khác nhau, dễ nhầm lẫn.

Không nên chạy bộ, đạp xe quá nhiều như với trường hợp giảm cân, giảm mỡ. Nếu không có ý định tăng cơ như tui thì cứ tập vừa phải để giữ có thể không bị phì lên. Còn tăng cân kết hợp tăng cơ lại là chuyện khác.

Nói chung, tập gì cũng được, miễn sao có tập. Chứ ăn nhiều, ăn đúng mà không tập thì phì.

4️⃣. SỐNG ĐÚNG

Ăn đúng, tập đúng xong phải SỐNG ĐÚNG. Tức thay đổi một số sinh hoạt hằng ngày như ngủ nghĩ, ngồi nằm. Kiểu như ăn xong không nên ngồi hoặc nằm liền hoặc ăn tối xong không nên ngủ liền dù chỉ là ăn rau xanh dễ tiêu, kiểu kiểu vậy.

Hoặc tập thói quen từ chối các món không tốt như kem, bánh ngọt, đồ chiên… Thật ra, ăn một hai miếng chả sao, nhưng sẽ hình thành thói quen “chả sao”, từ đó dẫn đến việc ăn hoài và “có sao”. Khi nào “tu” thành “chánh quả” thì lúc đó có thể “chả sao” thực sự là “chả sao”.

Tóm lại, tăng cân cũng như giảm cân, cần ăn uống, tập luyện một cách khoa học, đúng cách, chứ không phải cứ chạy hùng hục là giảm cân hay ăn một đống là tăng cân. Quan trọng là có ý chí & kiên nhẫn.

Mà riêng với người muốn tăng cân, hai yếu tố này yếu lắm. Quen ốm rồi, khi tăng lên vài ký là thấy người nặng nề ra, áo quần chật hết, vài vị trí trên cơ thể “phì” ra, dễ nản lắm. Lúc đó chỉ muốn nhịn ăn để giảm lại á. Nhưng phải từ từ từng bước. Không thể vừa muốn tăng cân lại vừa muốn giảm mỡ cùng lúc.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỡ nội tạng và 12 “tips” giảm mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng và 12 “tips” giảm mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là gì? Tại sao người có cơ thể hình quả táo nên lo lắng hơn so với người có cơ thể hình quả lê?Bởi vì, nếu bạn có cơ thể hình quả táo, mỡ có xu hướng tích tụ ở vùng bụng và phần lớn là trong khoang bụng. Với cơ thể hình quả lê, mỡ chủ yếu tích tụ ở hông và đùi, và chủ yếu là mỡ dưới da.

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Khi mình chia sẻ về việc dùng TPBS cho người lớn tuổi, là nhóm người dễ gặp một số vấn đề về dinh dưỡng như các bệnh lý, sự hạn chế hấp thu dưỡng chất do tuổi tác, thói quen ăn uống không lành mạnh từ thời trẻ…, mình thường gặp một số phản đối.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

10 tác động của tập luyện tới não bộ

10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

7 lầm tưởng trong giảm cân

7 lầm tưởng trong giảm cân

Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.