7 lầm tưởng trong giảm cân


Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.

Dưới đây là 7 lầm tưởng trong việc giảm cân.

1️⃣. Ăn chất béo sẽ làm bạn béo

Có lẽ từ “chất béo” khiến chúng ta nghĩ chúng làm ta béo. Nếu bạn có kiến thức chút thì sẽ biết năng lượng từ một 1g chất béo (9 cal) nhiều hơn từ 1g tinh bột hoặc đạm (4 cal) nên bạn nghĩ rằng ăn nhiều chất béo thì sẽ bị béo.

Sự thực thì chất béo là một trong ba nguồn năng lượng chính của cơ thể (bên cạnh tinh bột và đạm) nên bạn không nên loại bỏ chất béo khỏi bữa ăn. Miễn là đảm bảo năng lượng tổng, trong đó có cả chất béo, không vượt quá năng lượng cần thiết. Ngoài ra, bạn cần ưu tiên các chất béo không bão hòa, chất béo tốt như trái bơ, dầu oliu, các loại hạt.

2️⃣. Năng lượng từ thực phẩm nào cũng như nhau

Kiểm soát năng lượng (calories) trong quá trình giảm cân là quan trọng. Nhưng không phải năng lượng từ thực phẩm nào cũng như nhau. Khi vào cơ thể, chất đạm, tinh bột, chất béo có nhiều nhiệm vụ khác nhau và thực hiện những chức năng khác nhau.

Vì thế, bạn ăn 200kcal từ bánh mì sandwich sẽ khác với 200kcal từ bán mì ngũ cốc kèm bơ hạnh nhân.

3️⃣. Tinh bột không tốt

Cũng như chất béo, tinh bột quan trọng trong quá trình tạo ra năng lượng cho cơ thể. Tinh bột cũng có hai loại: tinh bột phức (complex carb, tạm gọi là tinh bột tốt) và tinh bột đơn (simple carb – tinh bột xấu).

Tinh bột xấu là từ những thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng gói. Chúng làm tăng đường huyết và dẫn đến tăng cân. Tinh bột tốt thường có nhiều trong các loại ngũ cốc, bánh mì nguyên cám, đậu, yến mạnh và một số loại rau củ.

Bạn chỉ cần kiểm soát năng lượng từ tinh bột và chọn tinh bột tốt, chớ không nên cắt tinh bột.

4️⃣. Ăn buổi tối sẽ làm tăng cân

Thực tế thì ăn buổi nào không quan trọng. Quan trọng là bạn ăn gì và tổng lượng calories nguyên ngày là bao nhiêu. Có những người có thể ăn bữa cuối trong ngày lúc 6, 7 giờ tối và có người thì không thể để bụng đói đi ngủ.

Vì thế, nếu bạn đói vào gần giờ ngủ thì có thể ăn nhẹ salad, chuối, sữa, bánh ngũ cốc hoặc uống protein.

5️⃣. Tập nặng bù cho lúc lỡ ăn “bậy”

Trong quá trình giảm cân, nếu lỡ ăn một bữa nhiều năng lượng nhưng ít dưỡng chất như pizza, bún bò, nước ngọt, trà sữa…, chúng ta có xu hướng tập nhiều hơn, nặng hơn nhằm “bù” lại lượng calories đã nạp. Tuy nhiên, điều này là không đúng.

Vấn đề không chỉ ở tổng lượng calories mà còn là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn như vậy bạn sẽ thiếu dưỡng chất và có thể thiếu cả năng lượng để tập, nên cũng sẽ không tập nhiều để đốt hết được.

6️⃣. Dùng các loại thực phẩm bổ sung (TPBS), thực phẩm chức năng (TPCN) để giảm cân

Có rất nhiều loại “thuốc”, trà trên thị trường được quảng cáo là giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế thì không phải toàn bộ đều như vậy. Đó là chưa nói có nhiều loại không rõ nguồn gốc, thành phần, chất lượng…

Đừng đánh đổi sức khỏe của mình chỉ vì muôn giảm cân nhanh bằng các loại TPBS/ TPCN không rõ ràng.

7️⃣. Chỉ có tập cardio mới giảm cân

Chạy bộ, đạp xe, nhảy dây… giúp bạn giảm cân nhưng không phải là lựa chọn tập luyện duy nhất. Đối với những người không thích tập cardio thì giảm cân bằng cách tập cardio thì đúng là một cuộc chiến.

Ngoài cardio thì tập kháng lực (tập tạ) là một hoạt động hiệu quả. Nó không những giúp bạn giảm cân mà còn giúp cơ thể săn chắc, gọn gàng, giúp tăng trao đổi chất, nghĩa là sẽ đốt mỡ nhiều hơn.

Tập tạ còn giúp bảo vệ xương, cải thiện phom dáng và giảm đau lưng.

——-

Bạn có đang gặp sai lầm nào không? Hãy chia sẻ nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Hồi cấp ba, nặng 48 ký-lô-heo. Lên đại học, rồi đi làm, giảm còn 43 ký-lô-còi và giữ mức đó liên tục nhiều năm. Bị phản đối, phàn nàn vì tội ốm dù ăn như heo. Có lần ông Nội về thăm, còn mắng Má không cho ăn nên nó (là tui) ốm. Giờ nhìn lại cũng thấy lúc đó ốm thiệt. Ăn kiểu gì cũng không lên cân. Nghe nói riết cũng mệt.