Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

✅ Chất béo nâu: Đây được xem là loại chất béo tốt vì nó giúp đốt cháy calo. Chất béo này nằm ở cổ dưới, xương đòn và dọc theo cột sống.

✅ Mỡ nội tạng: Đây là chất béo nằm sâu trong cơ thể và bao quanh các cơ quan nội tạng. Đây được xem là loại chất béo nguy hiểm nhất vì chúng rất khó để biến mất.

✅ Mỡ bụng: Mỡ ở vùng bụng thường là mỡ nội tạng, thường tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, loại chất béo này dễ bị mất so với các loại chất béo khác thông qua quá trình tập luyện, ăn uống và thói quen.

✅ Mỡ hông và đùi: Chất béo dự trữ ở vị trí này ít có khả năng là chất béo nội tạng. Chất béo ở những vị trí này có nguy cơ nguy hiểm thấp hơn.

✅ Mỡ dưới da: Đây là loại chất béo nằm gần bề mặt da. Loại chất béo này có thể đo được bằng thước kẹp (caliper measurement).

Dù là chất béo loại gì hoặc nằm ở vị trí bất kỳ nào trên cơ thể thì bạn nên hiểu rõ bản chất của từng loại chất béo và tác động của chúng tới sức khỏe. Bạn nặng bao nhiêu ký không quan trọng bằng tỷ lệ chất béo trong cơ thể là bao nhiêu. Bạn nên quan tâm nhiều đến tỷ lệ này hơn là số ký.

Chất béo của bạn nằm nhiều ở đâu? Chia sẻ vui với 1001 Chuyện Cân Nặng nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Bước lên cân mỗi ngày là thói quen của nhiều người, nhất là những người đang trong quá trình giảm cân. Bởi vì, số cân là môt trong những chỉ số quan trọng để theo dõi quá trình thay đổi cơ thể. Nhưng việc cân mỗi ngày có thực sự cần thiết? Cần lưu ý những gì để các chỉ số được chính xác?

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Hồi cấp ba, nặng 48 ký-lô-heo. Lên đại học, rồi đi làm, giảm còn 43 ký-lô-còi và giữ mức đó liên tục nhiều năm. Bị phản đối, phàn nàn vì tội ốm dù ăn như heo. Có lần ông Nội về thăm, còn mắng Má không cho ăn nên nó (là tui) ốm. Giờ nhìn lại cũng thấy lúc đó ốm thiệt. Ăn kiểu gì cũng không lên cân. Nghe nói riết cũng mệt.