Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

DOMS là một hiện tượng bình thường trong tập luyện. Nó là tác dụng phụ của việc tạo áp lực lên các sợi cơ trong khi bạn thực hiện các bài tập. DOMS thường xảy ra trong khoảng 6-8 giờ sau khi kết thúc một bài tập mới hoặc một thay đổi trong bài tập. Hiện tượng này có thể kéo dài 24-48 tiếng sau đó.

? Những trường hợp nào thường bị DOMS?
– Mới bắt đầu một chương trình tập luyện
– Thêm một bài tập hoặc một hoạt động mới vào chương trình hiện có.
– Tăng cường độ của chương trình tập: tăng mức tạ, tăng số lần lặp lại, tăng số hiệp, tăng tốc độ…
– Thực hiện một bài tập lặp đi lặp lại liên tục mà không có nghỉ.

Theo đó thì ai cũng có thể gặp hiện tượng này, dù là người mới hay các vận động viên.

? DOMS có đáng sợ?

Ở một cơn đau bình thường (mình sẽ nói bất thường bên dưới) thì bị đau cơ như thế này là một tín hiệu tốt. Nó cho thấy cơ bạn sẽ trở nên khỏe hơn, chắc hơn.

Trong quá trình tập, bạn tạo một áp lực lên cơ bắp và các sợi cơ bắt đầu “rách” ra. Khi các sợi cơ tự hồi phục thì chúng cũng sẽ trở nên mạnh hơn, lớn hơn và khỏe hơn. Như thế, cơ bắp của bạn sẽ đối mặt tốt hơn với những áp lực trong các lần tập tiếp theo.

? Khi nào thì các cơn đau là bất thường?

Khi tập xong mà bạn thấy đau ít hoặc vừa phải thì không đáng lo, nhưng nếu cơn đau thuộc một trong các trường hợp sau thì bạn nên cẩn trọng:

– Đau đến nỗi không thể đi lại hay làm những việc cơ bản hàng ngày một cách bình thường. Như vậy là bạn tập quá nhiều.
– Đau và cảm giác khó chịu kéo dài hơn 72 giờ đồng hồ. Điều này cũng cho thấy bạn tập quá mức,
– Cơn đau xảy ra trong khi tập hay vừa kết thúc buổi tập. Đó không phải là đau cơ khởi phát chậm mà là dấu hiện báo cơ thể ngừng tập ngay vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp và cơ.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp tình trạng tiêu cơ vân (đọc thêm tại fb.com/2745376372361579).

? Làm gì để hạn chế đau cơ?
– Giãn cơ: fb.com/2882722675293614
– Đi bộ nhẹ nhàng
– Hồi phục sau tập luyện: fb.com/2518738035025415

Chúc vui!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Hồi cấp ba, nặng 48 ký-lô-heo. Lên đại học, rồi đi làm, giảm còn 43 ký-lô-còi và giữ mức đó liên tục nhiều năm. Bị phản đối, phàn nàn vì tội ốm dù ăn như heo. Có lần ông Nội về thăm, còn mắng Má không cho ăn nên nó (là tui) ốm. Giờ nhìn lại cũng thấy lúc đó ốm thiệt. Ăn kiểu gì cũng không lên cân. Nghe nói riết cũng mệt.