Những người không nên tập luyện với PT (Series PT, chuyện mới kể, Phần 1)

Tập luyện với huấn luyện viên cá nhân (Personal Trainer – PT) không còn xa lạ. Hà tui sau một thời gian dài “ăn bám” PT và nghe vài “tâm sự mỏng” của một số bạn bè chưa hiểu rõ về PT, thì rút ra kết luận thế này: nếu bạn thuộc một trong hoặc thuộc hết nhóm sau đây thì tốt nhất đừng “nuôi trai 6 múi”.

PT-01
1. Không đủ tiền

Vâng, lý do rất chính đáng. Nếu phải rất đắn đo số tiền bỏ ra cho PT trong một ít ngân sách hạn hẹp thì không cần phải tập luyện với PT. Khỏi suy nghĩ. Để não làm việc khác, như kiếm thêm tiền chẳng hạn.

Còn nếu bạn có thừa tiền để ăn nhà hàng sang trọng, mua áo quần hàng hiệu, nhậu nhẹt tiệc tùng… mà vẫn tiếc tiền tập luyện thì bạn không thuộc nhóm này rồi. Xem nhóm tiếp.

2. Nhóm không quan tâm sức khỏe

Bạn có thể làm việc 12-14 tiếng một ngày, kiếm cả mấy chục triệu hoặc cả trăm triệu cả tháng, cố tích cóp để mua nhà, xe, sống sang chảng, ăn cao cấp và nghĩ rằng tuổi trẻ mình còn dài, sức khỏe còn tốt, thì cần gì phải tập luyện. Thời gian dùng để kiếm tiền, ăn chơi.

3. Có suy nghĩ: “Tập PT thì có giảm cân/tăng cân được không?”

Để đạt được một mục tiêu sức khỏe nào đó thì PT chỉ là một yếu tố. Đừng “phó thác” hết mong muốn của mình vào PT, sẽ vừa dễ thất vọng vừa tạo áp lực cho bản thân và tiện thể chán ghét luôn PT vì không hiệu quả. Để đạt hiệu quả tập luyện thì cần cả yếu tố ăn uống và nghỉ ngơi. Tự bản thân thực hiện chứ không phải PT, trừ khi bạn lấy luôn PT về nhà nấu cho bạn ăn và dỗ bạn ngủ. (Nhân tiện, “have sex” cũng giảm calories rất nhiều, nghiêm túc).

4. Than thở: “Tập PT mệt thấy mịa!”

Vâng, không mệt thì ở nhà ngủ cho sướng thân. Mệt trong lúc tập luyện sẽ mang lại 2 lợi ích. Một là khỏe vào 23 giờ còn lại trong ngày, và khỏe nhiều ngày trong đời. Hai là tăng tính kiên nhẫn, chịu đựng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, giúp giảm stress, giảm chấn thương.

Hà tui lúc mới tập hay năn nỉ PT giảm nhẹ tạ, nhưng anh-trai-6-múi ấy vẫn rất kiên định. Hà tui từng lèm bèm, nhưng lèm bèm vậy thôi chứ ảnh cho nhiu ký lấy nhiu ký, rốt cục thấy nhiu ký mình cũng “xơi” tuốt. Đấy, nếu mệt là bỏ thì Hà tui đã bỏ lâu rồi. (Nói nhỏ, mục tiêu lâu dài là nếu sau này bị bồ/chồng đánh, tui sẽ vác tạ quăng thẳng vào mặt người kia cho biết tay! Kiểu gì cũng u đầu mẻ trán).

===============
Tóm lại, nếu thuộc các nhóm trên thì đừng nên tập với PT. Còn muốn tập với PT thì tui có lời khuyên cho từng nhóm nè.

– Nhóm 1: Kiếm chỗ nào có khuyến mãi tặng buổi tập, ví dụ như là mua 15 buổi được tặng 5 buổi free.

– Nhóm 2: Đi khám bệnh đi. Nhớ khám chuyên sâu để lòi vài cái bệnh ẩn ẩn ra, rồi mới có động lực đi tập.

– Nhóm 3: Tìm cái chỗ nào mà PT vừa tập vừa quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi á, như cái chỗ tui đang tập là Fit House Private Fitness Studio á. Quan tâm bằng cách nhắn tin, hỏi thăm nha, chứ không phải ở chung nha, cái này tui không tìm ra nha. Nếu có thì tui hốt trước rồi, ha ha…

Chỗ đó vừa được tập vừa được có đồ ăn. Bao “phê”! Có mỗi tội Hà tui lười ăn nên hiếm khi ăn. Đồ ăn ở đây bao ngon.

– Nhóm 4: Tìm cái chỗ nào mà PT vừa tập vừa động viên cho mình bớt than á. Chỗ tui tập cũng được nè.

Hết nhoa.

Hình chỉ mang tính minh bạch

Hình chỉ mang tính minh bạch

Hẹn kỳ sau nhoa: Những PT không nên tập với người nha.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Bước lên cân mỗi ngày là thói quen của nhiều người, nhất là những người đang trong quá trình giảm cân. Bởi vì, số cân là môt trong những chỉ số quan trọng để theo dõi quá trình thay đổi cơ thể. Nhưng việc cân mỗi ngày có thực sự cần thiết? Cần lưu ý những gì để các chỉ số được chính xác?

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.