S.M.A.R.T Goal trong giảm cân & tăng cân

Aka, tại sao chúng ta thất bại trong việc giảm/tăng cân?

Những người làm kinh doanh hay marketing chắc không xa lạ với S.M.A.R.T Goal. Cái “goal” này áp dụng cho mọi tình huống cần “goal” nha, không riêng gì hai mảng trên. Mà tóm lại, S.M.A.R.T Goal trong giảm/tăng cân là gì?

SMART GOAL trong giảm/tăng cân1. Specific (cụ thể)

Bạn muốn giảm/tăng bao nhiêu cân? Cụ thể hơn là bạn muốn giảm bao nhiêu mỡ, tăng bao nhiêu cơ? Một khi đã nói chuyện giảm/tăng trọng lượng cơ thể, chúng ta phải xác định bằng con số CỤ THỂ và chỉ số CỤ THỂ (mỡ, cơ, tỷ lệ mỡ nội tạng…).

Cụ thể còn thể hiện ở mục tiêu từng giai đoạn. Ví dụ, giai đoạn 1, bạn giảm cân, thì đo bằng số cân nặng hoặc lượng mỡ. Rồi sau đó, giai đoạn 2, tăng cơ thì đo bằng trọng lượng cơ. Không thể một lúc vừa giảm mỡ vừa tăng cơ (hoặc vừa tăng cân vừa giảm mỡ) xong rồi than sao các chỉ số giảm/tăng không đồng đều.

2. Measurable (đo lường được)

Một khi đã có mục tiêu cụ thể, chúng ta phải ĐO LƯỜNG ĐƯỢC. Trong việc giảm/tăng cân, chúng ta thường đo bằng cân nặng hoặc các chỉ số mà chúng ta đưa ra ở mục trên.

Điều quan trọng trong việc đo lường trọng lượng cơ thể là đo bằng một cái cân duy nhất và vào cùng một thời điểm (tốt nhất là sáng lúc chưa ăn sáng). Có nhiều người hôm bước lên cân ở nhà, hôm lại cân ở phòng tập, hôm sau lại cân ở phòng khám, xong cứ than thở số cân trồi trụt. Có người dùng một cân nhưng có hôm cân sáng, lúc mới ngủ dậy, hôm hứng chí cân buổi chiều, lúc đi làm về rồi lại than thở số cân trụt trồi.

Haiz, cân đo kiểu đó sao chính xác, rồi lại tự trách bản thân sao thất bại.

3. Achievable (đạt được)

Mục tiêu của bạn có thể ĐẠT ĐƯỢC không? Ví dụ bạn có thời gian đi tập không, bạn có điều chỉnh chế độ ăn, ngủ được không, bạn có thay đổi thói quen xấu để có thể đạt mục tiêu không?

Nếu đặt mục tiêu ra xong suốt ngày bận rộn không thể tập luyện, hoặc tập bữa đực bữa cái, hoặc vẫn giữ thói quen ăn uống như cũ thì bạn không thể đạt mục tiêu là đúng rồi, có gì phải than?

Cái này mình hay được nghe than lắm nè. Mà mắc cười lắm, có người suốt ngày than mập, xong mình kêu đi tập đi, cái bảo không có thời gian. Cái mình tắt đài luôn. Có có người than ăn hoài hổng lên ký, mình hỏi ăn gì, bạn kể ăn ngày 3 bữa bình thường xong cái mình cũng tắt đài.

4. Realistic (thực tiễn)

Những người quá ký hoặc nghĩ-mình-quá-ký thường mong muống giảm rất nhiều ký. Mình nhìn thân hình thì thấy không cần phải giảm mức đó. Tính ra chỉ số BMI cũng không cần phải giảm quá. Cái đó là không THỰC TIỄN.

Những người gầy muốn tăng một lèo vài cân hoặc tăng cơ cũng là những mục tiêu không thực tiễn. Mà vậy thì dễ thất bại.

Một nhóm kém thực tiễn khác là muốn giảm/tăng cân theo cách mà đứa bạn/cô hàng xóm/anh đồng nghiệp đang áp dụng. Dạ thưa, mỗi người một cơ thể khác nhau, sao đòi làm giống nhau mà đạt cùng mục tiêu được?

5. Timely (có thời gian)

À ha, cái này mới hay nè. Có những người muốn giảm chục ký trong 2 tuần để kịp đi đám cưới người yêu cũ hay tăng cơ và có ngay 6 múi trong 10 ngày để cua em gái xinh đẹp cũng đều thất bại vì THỜI GIAN không hợp lý.

Nếu bạn đặt mục tiêu “chuẩn” theo 4 tiêu chí trên mà thiếu tiêu chí thứ 5 hoặc tiêu chí thứ 5 không phù hợp thì khó thể nào thành công.

Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu bạn không thể đạt được mục tiêu giảm/tăng cân, hãy xem lại mình đặt mục tiêu sai chổ nào, rồi sửa chổ đó. Còn nếu sai hết cả 5, thì tốt nhất là đổi qua mục tiêu mới: không có mục tiêu nào cả.

Vậy nha.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Bước lên cân mỗi ngày là thói quen của nhiều người, nhất là những người đang trong quá trình giảm cân. Bởi vì, số cân là môt trong những chỉ số quan trọng để theo dõi quá trình thay đổi cơ thể. Nhưng việc cân mỗi ngày có thực sự cần thiết? Cần lưu ý những gì để các chỉ số được chính xác?

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.