5 lý do khiến bạn chóng mặt khi tập luyện

Có bao giờ bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng trong hoặc sau khi tập luyện không? Nếu có thì bạn có thể gặp một hoặc các lý do sau.

1️⃣. Huyết áp thấp

Khi bạn chuyển nhanh chóng từ tư thế đứng sang tư thế nằm (ví dụ bài burpees) và cảm thấy chóng mặt. Hiện tượng này được gọi là hạ huyết áp tư thế (postural hypotension hoặc orthostatic), thường xảy ra với những người có huyết áp thấp nhiều hơn.

Thay đổi tư thế đột ngột sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Khi bạn nằm ngang thì lượng máu đến tim sẽ tăng lên và khi bạn đứng thẳng thì lượng máu đến tim sẽ giảm xuống nhanh chóng. Việc này sẽ làm giảm huyết áp của bạn một chút.

Nếu bạn bị huyết áp thấp (90 mm Hg huyết áp tâm thu hoặc 60 mm Hg huyết áp tâm trương), hoặc bạn thường xuyên bị chóng mặt khi đứng nhanh dậy ra khỏi giường thì đó là dấu hiện cho thấy bạn sẽ dễ bị hạ huyết áp khi tập luyện.

>> Cách khắc phục: Bạn nên uống từ 300ml đến 500ml nước trước khi tập luyện.

2️⃣. Bị mất nước

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi đang tập luyện mà không phải do huyết áp thấp thì có thể cơ thể bạn đang bị thiếu nước. Mất nước sẽ làm giảm lượng máu lưu thông gây giảm huyết áp.

>> Cách khắc phục: Bạn hãy uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập luyện. Nhu cầu nước của mỗi người khác nhau. Bạn hãy uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày hoặc dựa vào màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng nhạt tức là cơ thể được nạp đủ lượng nước nhưng nếu nước tiểu có màu vàng sẫm thì bạn cần uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến màu nước tiểu.

3️⃣. Đường huyết thấp

Đường huyết thấp là nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt trong tập luyện. Đường huyết là nguồn năng lượng chính của não, giúp não hoạt động tốt. Lượng đường huyết không đủ sẽ ảnh hưởng tới não và làm cản trở khả năng vận động của cơ thể.

Đường huyết thấp thường xảy ra với những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những người cắt giảm lượng calo (do ăn kiêng), tập luyện mà không ăn trước (tập buổi sáng chẳng hạn) cũng gặp vấn đề chóng mặt.

>> Cách khắc phục: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc cơ thể run lẩy bẩy, mệt mỏi, tay run, bạn nên ăn nhẹ thức ăn có chứa tinh bột và đạm trước khi tập khoảng 1 – 2 giờ. Có thể dùng sữa chua trái cây hoặc lát bánh mì nướng với trứng, hoặc khoai lang, chuối.

4️⃣. Tập quá sức

Ngoài lượng đường huyết thì não cũng cần nhiều oxy để hoạt động. Khi bạn tập thể dục ở cường độ quá cao, cơ thể sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu cung cấp oxy cho não. Điều nãy sẽ khiến não và các bộ phận khác không đủ oxy để hoạt động. Cuối cùng sẽ dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt trong và sau khi tập.

>> Cách khắc phục: Nếu bạn đang thở hổn hển hoặc chóng mặt thì hãy giảm cường độ tập hoặc ngừng ngay bài tập vì có thể bạn đã tập quá sức. Cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi rồi.

5️⃣. Nhịp tim không đều

Một nguyên nhân dù không phổ biến nhưng cũng tiềm năng khiến bạn bị chóng mặt trong quá trình tập là do loạn nhịp tim (arrhythmia). Tức là tim có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều đặn. Nhịp tim là một yếu tố quyết định lượng máu và oxy được bơm lên não và đến các tế bào. Nhịp tim bị loạn, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, gây chóng mặt, choáng váng.

>> Cách khắc phục: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm hút thuốc, căng thẳng, lịch sử bệnh tim, hoặc một số loại thuốc dành cho tim mạch. Nếu các yếu tố này khiến tim đập nhanh, buồn nôn kèm chóng mặt, bạn có thể bị loạn nhịp tim. Hãy đến bác sĩ nhé.

* Nếu bạn đã thử các giải pháp trên nhưng vẫn không khắc phục được chứng chóng mặt khi tập luyện, hãy ghé thăm bác sĩ. Có một số nguyên nhân y khoa liên quan đến chứng chóng mặt như thiếu máu, chóng mặt, tuần hoàn máu kém.

Nếu chứng chóng mặt trong tập luyện xảy ra kèm theo đau ngực, hoa mắt, nói lắp bắp, di chuyển khó khăn và/hoặc bị tràn máu, hãy gọi ngay cấp cứu.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tại sao tập luyện nhiều vẫn tăng cholesterol?

Tại sao tập luyện nhiều vẫn tăng cholesterol?

Cuối tuần gặp em đồng nghiệp cũ. Ẻm hỏi sao em tập luyện đều đặn mỗi ngày, nhưng khi đi khám sức khỏe thì nhận được kết quả cholesterol của mình đang ở mức cao. Rồi ẻm vừa… ăn vừa nói chuyện.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Nguyên tắc phát triển của cơ bắp

Nguyên tắc phát triển của cơ bắp

Cơ bắp nói chung hay sợi cơ nói riêng phát triển dựa trên nguyên tắc tổn thương cơ. Tổn thương này diễn ra ở cấp độ tế bào nên bạn sẽ khó cảm nhận được, ngoài trừ cảm thấy đau / mỏi / nhức vùng cơ được tập luyện.

Squat đúng cách

Squat đúng cách

Squat là bài tập phổ biến của những người tập gym. Squat đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:

7 dấu hiệu nhận biết bạn tập luyện quá sức

7 dấu hiệu nhận biết bạn tập luyện quá sức

Chăm chỉ tập luyện là một điều tốt nhưng cần có kế hoạch cụ thể. Tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để biết bạn đang tập luyện quá sức, dưới đây là 7 dấu hiệu để bạn dễ dàng nhận biết: