8 tư thế yoga giúp phụ nữ tăng khả năng sinh sản

Có thể bạn đã nghe tới nhiều lợi ích của tập luyện yoga như sự dẻo dai, linh hoạt, sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp… Nhưng có lẽ bạn chưa biết yoga cũng giúp tăng cường khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Đây là 8 tư thế yoga đơn giản nhưng hiệu quả với phụ nữ. Những động tác này giúp tăng cường lượng máu tới một số cơ quan và ảnh hưởng tích cực tới hệ nội tiết. Đồng thời chúng còn giúp giảm căng thẳng lo lắng, tăng khả năng thụ thai.

1️⃣. Tư thế cây cầu (Supported Bridge – Setu Bandhasana)


Giúp tăng cường lượng máu tới cơ quan sinh sản. Đồng thời giúp loại bỏ các dấu hiệu trầm cảm, lo lắng.

2️⃣. Tư thế gác chân lên tường (Legs Up the Wall – Viparita Karani)


Tư thế này giúp loại bỏ các căng thẳng ở phần thân dưới. Giúp tăng lượng máu tới vùng xương chậu, kéo căng cơ đùi sau và cơ lưng dưới. Tăng khả năng thụ thai nếu thực hiện động tại này ngay sau khi quan hệ xong.

3️⃣. Tư thế cúi gập người (Standing Forward Bend – Uttanasana)


Tư thế này giúp tâm trí sáng suốt bằng cách tăng lượng oxy tới các tế bào của cơ thể. Giúp kéo căng cơ ở lưng dưới và cân bằng lượng hóc-môn trong hệ nội tiết.

4️⃣. Tư thế góc cố định nằm ngửa (Reclining Bound Angle – Supta Baddha Konasana)


Tư thế này giúp bạn mở rộng vùng hông, kéo căng cơ đùi và tăng lượng máu lưu thông.

5️⃣. Tư thế em bé (Child’s Pose – Balasana)


Giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời giúp kéo dài cột sống, hông và vai một cách hiệu quả

6️⃣. Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose – Bhujangasana)


Giúp tăng lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu. Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và kéo dãn lưng hiệu quả.

7️⃣. Tư thế con bướm (Butterfly Pose – Baddha Konasana)


Tư thế này giúp cải thiện độ linh hoạt của hông và đùi. Giúp giảm căng thẳng và giải phóng độc tố thường hay tập trung ở vùng này. Quá trình sinh nở sẽ trở nên suôn sẻ nếu bạn thường xuyên thực hiện động tác này.

8️⃣. Tư thế xác chết (Corpse Pose – Shavasana)


Đây là tư thế khá đơn giản nhưng lại hỗ trợ rất tốt cho sự cân bằng cơ thể và tâm trí của bạn. Thực hiện cuối cùng, sau các tư thế bên trên.

Cùng 1001 Chuyện Cân Nặng xem và tập theo nhé các bạn ơi.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng quan về 7 luân xa

Tổng quan về 7 luân xa

Bạn có bao giờ cảm thấy mất kết nối với bản thân và thế giới, cảm thấy buồn bã, chán nản? Nguyên nhân có thể do năng lượng và luân xa bị lệch nhau.

10 bài tập yoga tốt cho “chuyện ấy”

10 bài tập yoga tốt cho “chuyện ấy”

Ngoài tác dụng mang đến cho bạn một cơ thể dẻo dai, săn chắc thì các tư thế yoga còn giúp cải thiện đời sống tình dục của bạn nữa đó. Dưới đây là 10 động tác yoga rất tốt cho đời sống tình dục, các bạn hãy tham khảo và tập thử nhé.

3 khó khăn lớn khi tập yoga tại nhà

3 khó khăn lớn khi tập yoga tại nhà

Yoga hiện nay đã phổ biến. Nhiều người chọn tự tập yoga tại nhà thông qua các khóa học online. Đó là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tự tập yoga tại nhà sẽ gặp một số khó khăn.

Bị này bị nọ tập yoga được không?

Bị này bị nọ tập yoga được không?

Lời biện hộ mình thường xuyên nghe nhất: “Tôi muốn tập yoga nhưng tôi không dẻo / tôi không khỏe / tay tôi yếu / chân tôi yếu / lưng tôi đau / gối tôi mỏi…”.

Yoga không gây viêm khớp gối

Yoga không gây viêm khớp gối

Tui đã gây ra một “tội lỗi hồn nhiên” khiến một số người hoang mang. Cụ thể là gần đây Hà tui có đăng một bài kể chuyện mình đi chụp cắt lớp (MRI) khớp gối và phát hiện bị viêm khớp gối. Trong bài viết có đề cập một chi tiết khiến người đọc hiểu nhầm là tập yoga gây viêm khớp gối và bị chấn thương cột sống. Hic, khổ quá. Hà tui xin đính chính ạ.