Các nguồn đạm phổ biến

Khi nói đến protein (đạm), mọi người thường nghĩ nhanh đến thịt bò và thịt gà. Thật ra, thực phẩm giàu protein rất đa dạng chứ không chỉ giới hạn như thế. Mỗi loại lại có một nhóm dưỡng chất khác nhau. Thịt đỏ giàu vitamin B12 và sắt trong khi cá hồi hoặc cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Vì vậy, nếu chỉ ăn một loại thì vừa thiếu chất vừa ngán. Hãy linh hoạt chọn nhiều loại khác nhau nhé.

– Thịt gà hoặc gà tây: Thịt trắng là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là khi bạn bỏ phần da. Cả gà và gà tây đều cung cấp khoảng 22-25 gram protein chất lượng cao, cùng với vitamin B và selen. Thịt gà cũng rất dễ nấu.

– Thịt bò: Thịt nạc cung cấp tới 27 gram protein, cùng với sắt, kẽm, vitamin B12 và nhiều chất dinh dưỡng khác.

– Thịt heo: Chứa BCAAs (chuỗi axit amin thiết yếu gồm valine, isoleucine và leucine), hỗ trợ phục hồi cơ bắp. Nên chọn thịt nạc, không mỡ.

– Tôm: Là loại hải sản ít chất béo (chỉ 0,3g trên 100g tôm) và cung cấp 24 gram protein. Tôm chứa nhiều vitamin D, niacin, selen và vitamin B12. Hơn nữa, tôm có chứa chất chống oxy hóa như astaxanthin, giúp giảm viêm và tổn thương do oxy hóa.

– Cá tuyết: Là nguồn vitamin B3, B6 và B12, cũng như axit béo Omega 3 tuyệt vời. Tất cả đều mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, cá tuyết chứa selen, magiê và kali. Cá tuyết chứa nhiều protein (18 gram), ít calo và ít chất béo.

– Cá hồi: Cung cấp sắt, kẽm, niacin, vitamin B6 và vitamin B12, cùng với một loạt các dưỡng chất khác mà bạn cần để có sức khỏe tốt. Cá hồi chứa nhiều omega-3 có lợi cho tim.

Bạn nên thay đổi nguồn protein của mình bằng cách kết hợp cá, thịt đỏ, thịt gà, gà tây, hải sản và cả trứng, đậu, rau và sữa để giúp bữa ăn thêm đa dạng, ngon miện và đầy dưỡng chất cho cơ thể nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Thực phẩm cho các luân xa

Thực phẩm cho các luân xa

Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng của cơ thể về mặt tinh thần. Thức ăn lại là nguồn cung cấp năng lượng về mặt thể chất. Cả hai đều là nguồn sống của bạn.

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Cũng giống như can-xi (calcium) và natri (sodium), kali (potassium) là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung đủ kali giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Thuật ngữ “Phytonutrient” nghe có vẻ “đao to búa lớn” và lạ lẫm, nhưng thật ra ý nghĩa lại rất đơn giản. Đó là những chất hóa học tự nhiên có trong thực vật. Chữ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “thực vật”. Có hàng ngàn dưỡng chất thực vật khác nhau được tìm thấy, nhưng khoa học cũng chưa nghiên cứu hết toàn bộ số này.