Lượng caffein trong một số loại thức uống phổ biến

Cho dù bạn là một “fan” của các lọai matcha hay là một “con nghiện” cà phê thì cũng nên hiểu mức độ hấp thu caffein của cơ thể để tránh bị say. Caffein là một chất hóa học có trong các loại trà hoặc cà phê. Chúng giúp chúng ta giữ trạng thái tỉnh táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dung nạp cùng một lượng caffein như nhau và mỗi loại thức uống cũng như thương hiệu khác nhau sẽ có lượng caffein khác nhau.

Bị say caffein là khi bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, tim đập nhanh sau khi tiêu thụ thức uống chứa caffein.

Vì thế, nếu bạn nhạy cảm với caffein, muốn tỉnh táo nhưng không dám uống cà phê thì matcha hay trà xanh có thể là lựa chọn thay thế. Những loại thức uống này có nồng độ caffein thấp nhưng lại có L-Theanine, một chất giúp cân bằng cảm giác bồn chồn lo lắng do caffein tạo ra.

Còn nếu bạn vẫn muốn “chill chill” cùng nhóm bạn nhưng lại không thể dùng cà phê thì trà thảo mộc là lựa chọn tốt vì chúng không chứa caffein.

Thông tin trên hình chỉ mang tính tham khảo. Lượng caffein trong các sản phẩm và các thương hiệu sẽ khác nhau. Vì thế, hãy lựa chọn những sản phẩm uy tín, có nguồn gốc, thông tin rõ ràng để có thể xác định lượng caffein trong đồ uống của mình.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D

Vitamin D là loại vitamin duy nhất được tạo ra từ ánh sáng mặt trời nên còn được gọi là vitamin ánh dương. Cơ thể tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin.

10 điều có thể bạn chưa biết về nước

10 điều có thể bạn chưa biết về nước

Nước cần thiết cho cơ thể thì ai cũng biết rồi. Đặc biệt, vào những ngày hè nóng nắng như thế này thì tình trạng mất nước dễ xảy ra hơn. Vì vậy, luôn giữ đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết, vì có đến 60-70% trọng lượng cơ thể là nước.

Tổng quan về vitamin

Tổng quan về vitamin

Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vitamin mỗi ngày nhưng chúng lại có vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình tăng trưởng, tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, chức năng hệ thần kinh và còn nhiều vai trò hơn nữa.

Có nên cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn?

Có nên cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn?

Để đạt được một mục tiêu sức khỏe, chẳng hạn giảm cân, chúng ta thường cắt bỏ hoàn toàn lượng đường nhân tạo trong các bữa ăn. Thực sự có cần thiết không? Đường nhân tạo có thực sự xấu cho sức khỏe?