Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vitamin mỗi ngày nhưng chúng lại có vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình tăng trưởng, tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, chức năng hệ thần kinh và còn nhiều vai trò hơn nữa.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của vitamin là đồng yếu tố (cofactor) với enzyme. Ví dụ, vitamin B3 (nacine) là một coenzyme tham gia vào quá trình hình thành NAD (Nicotinamide Adenine Dinucleotide), một chất vận chuyển điện tử quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
Vitamin có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau củ quả. Vì vitamin chỉ cần một lượng nhỏ và vì chúng không trực tiếp tạo ra năng lượng cho cơ thể nên chúng ta thường bỏ qua việc nạp vitamin. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ví dụ, thiếu Vitamin C sẽ dẫn đến sâu răng, nhiễm trùng hay chảy máu nướu… Thiếu Vitamin A thì da khô, mắt mờ…
Nhưng nếu bạn nạp thừa Vitamin thì cũng bị những phản ứng ngược. Ví dụ, quá nhiều Vitamin D thì dễ bị ói, mất khẩu vị, yếu cơ… Quá nhiều Vitamin B5 (Pantothenic) thì bị tiêu chảy.
Có 2 nhóm vitamin:
. Vitamin tan trong chất béo: Gồm vitamin A, D, E và K.
– Những vitamin này thường có nhiều trong các thực phẩm chứa chất béo và chúng không hòa tan trong nước.
– Những loại vitamin này được hấp thụ một cách bị động trong đường ruột. Lượng dư thừa được bài tiết qua phân.
Vitamin tan trong nước:
– Gồm các vitamin B và vitamin C
– Cơ thể chứa nhiều nước, luôn luôn bị biến đổi nên các vitamin hòa tan trong nước không được lưu trữ với số lượng nhiều trong cơ thể.
– Chúng thường được bài tiết qua đường nước tiểu.
Cũng giống các thực phẩm đa lượng, lượng vitamin cần thiết cho cơ thể cũng tùy thuộc vào giới tính, tình trạng tiêu hóa, tình trạng bệnh lý, các yếu tố khác. Chúng ta cũng cần phải cân nhắc kỹ và tìm hiểu kỹ khi dung nạp các loại vitamin.
Hôm nay, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ tổng quan về vitamin. Những bài tới, mình sẽ chia sẻ về cụ thể công dụng, chức năng, thành phần của từng loại vitamin các bạn nhé.