Có lẽ ai cũng từng bị chứng “chuột rút” một vài lần trong đời. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn tập luyện hoặc đang ngủ vào ban đêm. Khi bị chuột rút, bạn có cảm giác khó chịu, đau đớn.
Vậy chuột rút thật ra là gì? Và làm thế nào khi bị chuột rút?
. Nguyên nhân gây chuột rút
Chuột rút là tình trạng sợi cơ bị co lại không chủ đích. Chứng này thường xảy ở đùi, bắp chân, bàn chân, cánh tay, bụng, dọc theo khung xương sườn và kéo dài từ vài giây cho tới 15 phút.
Nguyên nhân dẫn tới chuột rút là do vấn đề thần kinh chứ không phải do cơ. Cơ của bạn chỉ co khi có lệnh từ hệ thần kinh. Lệnh này được dẫn thông qua các nơ-ron vận động. Khi hệ thần kinh gởi tín hiệu tới nơ-ron vận động nhanh hơn bình thường, hiện tượng chuột rút xảy ra.
Có hai loại chuột rút phổ biến:
– Chuột rút về đêm: Thường xảy ra vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Bắp chân là bộ phận phổ biến nhất.
– Chuột rút do tập luyện: Thường xảy ra khi bạn tập luyện quá sức hoặc khi bạn tập thể dục trong thời tiết nóng nực.
. Cách xử lý khi bị chuột rút về đêm
Chuột rút về đêm có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng nhiều nhất là phụ nữ mang thai, trẻ em, những người có vấn đề về thần kinh và người trên 50 tuổi. Chuột rút vào mùa hè thường xảy ra nhiều gấp đôi so với mùa đông.
Mặc dù bạn chẳng thể làm gì để thay đổi tuổi tác hoặc một số yếu tố khác gây chuột rút về đêm, bạn vẫn có thể thực hiện một vài bước để giảm triệu chứng này, ví dụ như xem lại một số loại thuốc bạn đang dùng (nếu có).
Hai loại thuốc thủ phạm chính là “beta agonists” (dùng để điều trị hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (potassium-sparing diuretics, điều trị huyết áp). Nếu bạn đang dùng thuốc này và gặp chuột rút, hãy liên hệ với bác sĩ để xem có thể đổi qua loại khác không nhé.
Giãn cơ trước khi ngủ thật ra cũng không thực sự có ích lắm, dù cách này giúp giảm cường độ và mức độ chuột rút cho người trên 55 tuổi. Bạn có thể tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ như đạp xe hoặc chạy máy chạy bộ.
Nếu bạn thử nhiều cách mà chứng chuột rút vào ban đêm vẫn không giảm thì hãy đến gặp bác sĩ vì có thể bạn đang gặp một loại bệnh lý nào đó.
. Cách xử lý chuột rút khi tập luyện
Giãn cơ, khởi động trươc buổi tập thật ra cũng không ngăn ngừa được chứng chuột rút trong khi tập. Cách tốt nhất để loại bỏ chuột rút là kéo căng cơ ngay khi bị chuột rút. Nhưng chẳng ai thích điều này, vì căng cơ lúc đó càng làm bạn đau thêm.
Vẫn có một số cách để hạn chế chuột rút khi tập luyện.
– Chuột rút thường liên quan tới việc tập luyện quá sức. Do vậy, hãy chú ý tới cường độ tập luyện của mình, tập từ từ vừa phải.
– Mất nước và tập dưới trời nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút. Bạn nên nạp đủ lượng nước cho cơ thể trong khi tập.
Nói tóm lại, chuột rút là vấn đề thường gặp và không thể không tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể hạn chế bằng 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ ở trên. Hãy chia sẻ một kỉ niệm bạn bị chuột rút đau chịu không nổi nhé.