Tắm nước nóng hay tắm nước lạnh

Có người thích tắm nước nóng và cho rằng như thế tốt cho sức khỏe. Có người lại thích tắm nước lạnh. Theo các nghiên cứu thì tắm nước nóng hay lạnh đều có những lợi ích cho sức khỏe.

✅ Tắm nước lạnh:
✔️ Ưu điểm:
+ Làm dịu làn da ngứa ngáy.
+ Dễ thức giấc và tỉnh táo vào buổi sáng.
+ Tăng lưu thông máu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
+ Giảm đau cơ bắp sau khi tập luyện ở cường độ cao.
+ Có thể giúp giảm cân.
+ Giúp làn da và mái tóc của bạn khỏe mạnh.

❌ Nhược điểm:
+ Tắm nước lạnh không tốt khi bạn đang bị cảm lạnh.
+ Khi bệnh, cũng không nên tắm nước lạnh.

✅ Tắm nước nóng:
✔️ Ưu điểm:
+ Giúp bạn giảm các triệu trứng cảm lạnh và ho.
+ Làm giãn lỗ chân lông để làm sạch bụi bẩn và dầu nhờn.
+ Giúp giảm căng cơ sau khoảng thời gian tập luyện.

❌ Nhược điểm:
+ Gây khô và kích ứng da.
+ Có thể khiến các vấn đề về da trở nên tệ hơn.
+ Có thể tạo cảm giác ngứa.
+ Gây tăng huyết áp đối với những người có sẵn bệnh cao huyết áp hay tim mạch.

Vậy nên dùng phương pháp nào?

Bạn có thể tắm nước ấm, coi như trung hòa được cả các ưu điểm & nhược điểm của cả hai phương pháp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử phương pháp luân phiên nóng – lạnh (contrast shower) do bác sĩ Sebastian Kneipp đề xuất. Phương pháp này khá đơn giản: 1 phút đầu hãy tắm bằng nước thật lạnh, ngay sau đó đổi qua nước thật nóng và tắm trong 1 phút tiếp theo. Bạn cứ đổi liên tục như vậy khoảng 3 đến 5 lần.

Phương pháp tắm này có lợi cho sức khỏe. Nước lạnh làm co mạch máu còn nước nóng sẽ làm giãn các mạch máu. Điều này giúp máu có thể bơm tới tất cả các cơ quan, giúp cho việc tái tạo và giải độc.

Hãy áp dụng thử xem nào các bạn ơi!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 thói quen gây hại cho thận

7 thói quen gây hại cho thận

Thận là bộ lọc máu và chất thải tự nhiên của cơ thể, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu. Thận còn có vai trò nội tiết, tham gia chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose… Mỗi người có hai quả thận để thực hiện các hoạt động trên.

Hội chứng lưng gù trên (Upper crossed syndrome)

Hội chứng lưng gù trên (Upper crossed syndrome)

Hội chứng Võng lưng dưới (Lower Crossed Syndrome (*)) và hội chứng Gù lưng trên (Upper Crossed Syndrome) là hai vấn đề cột sống thường gặp. Cả hai đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe cột sống nói riêng. Nhưng hội chứng này có thể khắc phục thông qua tập luyện.

Tách cơ bụng sau sinh (diastasis recti)

Tách cơ bụng sau sinh (diastasis recti)

Phần lớn phụ nữ sau sanh đều có một nỗi phiền muộn: làm sao lấy lại được vóc dáng như thời trước khi sinh. Một sự thật phũ phàng là dù bạn có tập thể dục thường xuyên hoặc giữ gìn chế độ ăn uống điều độ như trước khi mang thai thì những thay đổi về vóc dáng sau khi sinh cũng khiến không ít các bà mẹ khá sốc.

Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Nếu bạn đã từng chơi thể thao hoặc đọc các tài liệu về quá trình phục hồi chấn thương thì có thể bạn đã nghe tới phương pháp “RICE”: Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Chườm đá), Compression (Băng ép) và Elavation (Nâng lên). Từ viết tắt có vẻ dễ nhớ, nhưng thực sự áp dụng với các chấn thương nhỏ trong chạy bộ, đi bộ, đạp xe thì liệu có cần thiết hay không?

4 cách tập luyện khi chấn thương

4 cách tập luyện khi chấn thương

Thông thường, khi bị chấn thương, dù nặng hay nhẹ thì chúng ta có xu hướng ngừng luyện tập. Nhưng thật sự điều này không cần thiết. Vẫn có cách để duy trì tập luyện khi bị đau, tất nhiên là tập đúng cách chứ không làm cho chấn thương trở nên tệ hơn.

8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

Vai là khớp nơi xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn gặp nhau. Đầu xương cánh tay gắn vào một hốc tròn của xương bả vai. Mỗi vai được giữ cố định bởi một nhóm 4 cơ và gân được gọi là chóp xoay (rotator cuff). Chúng bao bọc và bảo vệ xương cánh tay đồng thời cho phép bạn nâng lên, hạ xuống và di chuyển cánh tay của mình.