7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.

1️⃣. Con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ, trong khi loài mèo phải ngủ đến 2/3 cuộc đời của chúng. Còn một số loài như koala hay dơi có thể ngủ đến 22 giờ mỗi ngày.

2️⃣. Trẻ con mới sinh cần ngủ khoảng 14 đến 17 giờ, các bạn tuổi vị thành niên thì 8 đến 10 giờ, người trưởng thành cần 7 đến 9 giờ.

3️⃣. Thiếu ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn mất ngủ trong 72 giờ thì tâm trạng bị xáo động, các chức năng cơ thể hoạt động khó khăn và nhận thức bị thay đổi.

4️⃣. Mức năng lượng tự nhiên trong cơ thể con người thường giảm nhẹ vào khoảng 2 giờ sáng và 2 giờ chiều. Đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy uể oải sau giờ ăn trưa.

5️⃣. Giấc mơ có thể có màu hoặc chỉ trắng đen. Trong một nghiên cứu năm 2018, người ta kết luận rằng xem ti-vi trắng đen cũng ảnh hưởng đến màu sắc của giấc mơ.

6️⃣. Bạn càng lên cao so với mực nước biển, giấc ngủ của bạn càng bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Theo một nghiên cứu, nguyên nhân có thể do sự giảm lượng sóng chậm trong não bộ (loại sóng giúp ngủ sâu)

7️⃣. Mặc dù còn rất nhiều thứ chúng ta chưa biết hết về giấc ngủ, nhưng có một điều chắc chắn chúng ta biết: giấc ngủ ngon là cực kỳ quan trọng cho sức khỏe, bên cạnh việc ăn uống và tập luyện.

Hãy chia sẻ thông tin này nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

5 giai đoạn của giấc ngủ

5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.