5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

Mỗi chu kỳ ngủ gồm 5 giai đoạn khác nhau chia thành 2 loại: REM (Rapid Eye Movement – Chuyển động mắt nhanh) gồm một chu kỳ và non-REM (không chuyển động mắt nhanh) gồm bốn chu kỳ.

Giai đoạn 1: Giai đoạn tỉnh (Awake)

Đây là giai đoạn non-REM, diễn ra khi bạn vừa nằm xuống nhắm ngủ và kéo dài trong vài phút.

Trong giai đoạn này:
– nhịp tim và hơi thở bắt đầu chậm lại
– các cơ bắp bắt đầu thư giãn
– não sản sinh ra sóng alpha và theta

Giai đoạn 2: Ngủ nông (Light sleep)

Đây là giai đoạn ngủ nông, kéo dài khoảng 25 phút trước khi bạn ngủ sâu.

Trong giai đoạn này:
– nhịp tim và hơi thở chậm hơn
– mắt không chuyển động
– nhiệt độ cơ thể giảm
– sóng não lên xuống tạo thành “sleep spindles” (các đợt sóng nhanh)

Giai đoạn 3 và 4: Ngủ sâu (Deep Sleep)

Đây là hai giai đoạn còn lại của non-REM và là giai đoạn ngủ sâu nhất. Giai đoạn này còn được biết đến là giai đoạn ngủ sóng chậm (delta). Cơ thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng cho sức khỏe trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn này:
– cơ thể rất khó thức dậy
– nhịp tim và hơi thở ở mức chậm nhất
– mắt không chuyển động
– cơ thể hoàn toàn thư giãn
– sóng não là sóng delta
– phục hồi và phát triển các mô, tái tạo tế bào
– tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Giai đoạn 5: REM

Giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh diễn ra sau khoảng 90 phút kể từ lúc bắt đầu ngủ. Đây là giai đoạn của các giấc mơ. Trong chu kỳ đầu, REM kéo dài khoảng 10 phút, sau đó dài hơn, và đến gần sáng thì REM có thể kéo dài đến 60 phút.

Trong giai đoạn này:
– mắt chuyển động nhanh hơn
– hơi thở và nhịp tim tăng nhanh
– các cơ tay chân tạm thời tê lại, có thể xảy ra co giật
– các hoạt động của não tăng rõ rệt

Mỗi chu kỳ 5 giai đoạn như trên thường kéo dài trên dưới 90 phút. Bạn sẽ trải qua nhiều chu kỳ như thế trong một đêm.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.