Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

Theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người có hẳn một thời khóa biểu rất chặt chẽ để tự chăm sóc và điều tiết vào từng thời điểm cụ thể trong ngày dù sáng hay tối.

Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ tại một khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc thường xuyên thấy mệt mỏi, uể oải vào những thời điểm cụ thể thì đồng hồ sinh học này chính là công cụ “đắc lực” giúp bạn tìm hiểu những lý do đằng sau sự mất cân bằng đang diễn ra nhằm khắc phục và điều tiết sinh hoạt cho phù hợp.

1 – 3 giờ sáng

GAN│Trạng thái ngủ sâu, thải độc máu, nghỉ ngơi và phục hồi các chức năng.

3 – 5 giờ sáng

PHỔI│Trạng thái ngủ sâu, mơ và bắt đầu quá trình ghi nhớ, thải độc phổi.

5 -7 giờ sáng

RUỘT GIÀ│Thức dậy, đại tiện giải phóng chất thải cho ruột, thích hợp thiền định.

7 – 9 giờ sáng

DẠ DÀY│Ăn sáng, trạng thái tập trung cao độ, đi bộ

9 -11 giờ sáng

LÁ LÁCH│Minh mẫn, lá lách giúp chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.

11 giờ sáng – 1 giờ chiều

TIM│Tuần hoàn máu, trạng thái tràn đầy năng lượng, thời gian thích hợp để ăn trưa.

1 – 3 giờ chiều

RUỘT NON│ Phân loại và hấp thụ thức ăn, trạng thái năng lượng thấp, thời gian nghỉ trưa

3 – 5 giờ chiều

BÀNG QUANG│ Cơ thể phục hồi năng lượng, bài tiết chất thải, thời gian thích hợp để học tập và làm việc.

5 – 7 giờ chiều

THẬN│Dữ trữ chất dinh dưỡng, tạo tủy xương, thời gian ăn tối.

7 – 9 giờ tối

MÀNG NGOÀI TIM│Bảo vệ, thích hợp đọc sách, nghỉ ngơi và nuông chiều bản thân, đây cũng là thời gian thích hợp cho chuyện vợ chồng.

9 – 11 giờ tối

TAM TIÊU │Cơ thể cân bằng nội tiết tố và trao đổi chất, thời gian đi ngủ.

11 giờ đêm – 1 giờ sáng

TÚI MẬT│Thời gian ngủ, tiết ra dịch mật, phục hồi các tế bào, sản sinh các tế bào máu.

Thông tin trên giúp chúng ta hiểu được thời gian biểu các hoạt động thích hợp tùy theo từng thời điểm cho cơ thể của mình. Hãy luôn ngủ đủ giấc, sinh hoạt khoa học để các cơ quan nội tạng có thể khởi động cơ chế tự vận chăm sóc và vận hành một cách tốt nhất, góp phần bảo vệ cơ thể và nuôi dưỡng tinh thần bạn luôn khỏe mạnh, minh mẫn.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

5 giai đoạn của giấc ngủ

5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.