Bạn đã ngủ đủ chưa?

Ai cũng biết, thiếu ngủ thì cơ thể sẽ lờ đờ, vật vờ, sẽ ảnh hưởng tới nhận thức cũng như rối loạn thể chất. Vậy ngủ bao nhiêu cho khỏi thiếu?

Phải nói ngay là không có một công thức chung nào cho giấc ngủ từng người cả. Mỗi người có một thể trạng, một thói quen, một lối sống khác nhau. Nếu bạn thấy ngủ chưa đủ, hãy thử tăng/giảm thời gian ngủ trong khoảng 1-2 tuần, quan sát cơ thể, rồi sẽ biết được cơ thể mình cần ngủ bao nhiêu.

Dưới đây là đề xuất chung về thời gian ngủ, nhưng không nhất thiết phải ngủ như đề xuất. Nếu bạn ngủ ít hơn nhưng vẫn đủ năng lượng để làm việc, sinh hoạt thì không vấn đề gì cả. Còn nếu bạn ngủ đúng thời gian như đề xuất mà vẫn vật vờ thì hãy ngủ thêm. Đó là dấu hiệu cơ thể cần thêm nghỉ ngơi.

  • Ngủ từ 0 đến 3 tiếng: Bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Làm việc thiếu năng suất và sự tập trung. Cơ không đủ thời gian phục hồi.
  • Ngủ từ 4 đến 6 tiếng: Bạn sẽ cảm thấy ở trong tình trạng lảo đảo, mờ hồ. Làm việc có năng suất nhưng hạn chế. Thời gian này cũng không đủ để cơ phục hồi.
  • Ngủ từ 7 đến 9 tiếng: Bạn sẽ cảm thấy cơ thể ở trong trạng thái tốt nhất, làm việc có năng suất nhất và hiệu quả nhất. Đây là khoảng thời gian đủ để cơ được phục hồi.
Thời gian ngủ theo từng độ tuổi

Ngoài đề xuất như trên, bạn cũng nên tham khảo thêm thời gian ngủ cho từng độ tuổi. Mỗi độ tuổi nên có thời gian ngủ trung bình hợp lý. Trong thực tế, bạn có thể ngủ nhiều hơn chút, hoặc ít hơn chút. Nếu cơ thể cảm thấy khỏe sau khi ngủ dậy thì thời lượng ngủ không quan trọng bằng chất lượng ngủ.

Nếu thời gian qua bạn thức dậy mệt mỏi thì có thể đó là dấu hiệu thiếu ngủ. Bạn thử ngủ đủ thời gian như đề xuất theo độ tuổi xem sao nhé.

???? Trẻ sơ sinh (0 – 2 tháng): 12 – 18 tiếng/ngày
???? Trẻ nhỏ (3 – 12 tháng): 14 – 15 tiếng
???? Trẻ biết đi (1 – 3 tuổi): 12 – 14 tiếng
???? Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): 11 – 13 tiếng
???? Trẻ tuổi đi học (5 – 12 tuổi): 10 – 11 tiếng
???? Trẻ vị thành niên (12 – 18 tuổi): 8.5 – 10 tiếng
???? Người lớn: 7.5 – 9 tiếng

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.

Thiếu ngủ gây mất cơ

Nếu bạn tập luyện thường xuyên và ăn uống đầy đủ nhưng vẫn khó lên cơ, nguyên nhân có thể do thiếu ngủ. Hoặc bạn đã xây dựng cơ bắp được một thời gian nhưng do bận rộn, không ngủ đủ, bạn cũng sẽ gặp tình trạng mất cơ.

Thiếu ngủ gây mất cơ

Thiếu ngủ gây mất cơ

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với việc xây dựng và phát triển cơ bắp. Nếu bạn muốn tăng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ cơ thì bắt buộc bạn phải ngủ đủ giấc, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ và tập luyện đúng cách.

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Để giảm cân, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và vận động. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng chúng ta cũng có thể giảm cân ngay cả trong lúc ngủ? Trong 7-8 tiếng nhắm mắt ngủ, một người nặng 70 ký có thể đốt được 400 calories. Con số này không lớn so với các hoạt động thể dục thể thao, nhưng bạn có thể giúp cơ thể đốt mỡ nhiều hơn trong lúc một bằng các “mẹo” sau.

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái ngủ đủ giờ, chất lượng giấc ngủ có vẻ tốt nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy chưa? Nguyên nhân có thể do một số yếu tố và thói quen như sau: