Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

1️⃣. Bạn khỏe hơn khi ngủ đủ

Giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối liên hệ sinh học với nhau. Nếu hệ miễn dịch bị suy giảm thì giấc ngủ sẽ không ngon và ngược lại.

Một nghiên cứu nhỏ lấy mẫu máu của các cặp song sinh giống hệt nhau phát hiện ra rằng những người ít ngủ hơn có hệ miễn dịch kém hơn những anh chị em có giấc ngủ ngon.

Khi bạn bị bệnh, bạn ngủ không ngon, giấc ngủ kém chất lượng sẽ ức chế lên hệ miễn dịch, điều này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Chức năng hệ miễn dịch và chất lượng giấc ngủ được kết nối với nhau rất chặt chẽ. Khi bạn ngủ ngon, hệ miễn dịch tốt thì bạn có thể làm nhiều việc nhưng nếu giấc ngủ bạn không tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2️⃣. Tại sao giấc ngủ lại tăng cường hệ miễn dịch

Việc này liên quan tới một loại protein được giải phóng bởi hệ miễn dịch có tên gọi là cytokine. Cytokine giống như chiến binh bảo vệ cơ thể khỏi những kẻ xâm lược từ bên ngoài và sẵn sàng ra trận ngay khi cơ thể bị viên nhiễm. Nó còn giúp làm lành các chấn thương, vết thương.

Nếu bạn ngủ không đủ thì việc sản xuất cytokine sẽ bị giảm đi. Cùng với đó sự phát triển của các kháng thể chống nhiễm trùng, làm cho việc phòng vệ virus của bạn kém hơn.

Ngoài ra, việc thiếu ngủ còn khiến bạn dễ gặp chấn thương khi tập luyện. Khi ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết ra một loại hóc-môn giúp bạn phục hồi cơ bắp đồng thời giúp tổng hợp protein tốt cho cơ thể. Cũng giống như khi bị bệnh, nếu bạn ngủ không đủ cơ thể sẽ phục hồi chậm, khi bị chấn thương nếu bạn không nghỉ ngơi, ngủ đủ thì chấn thương sẽ lâu phục hồi.

3️⃣. Giấc ngủ ngon giúp bạn khỏe hơn

Ngoài đủ thời gian cần thiết, một giấc ngủ ngon còn bao gồm cả chất lượng ngủ cao. Có những người ngủ đủ 7 – 9 tiếng/đêm nhưng lại thường xuyên thức dậy vào ban đêm hoặc khi dậy sẽ cảm thấy uể oải, điều này chứng tỏ chất lượng giấc ngủ kém.

Hy vọng với những chia sẻ trên của 1001 Chuyện Cân Nặng thì bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ cơ thể mình nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Thiếu ngủ gây mất cơ

Nếu bạn tập luyện thường xuyên và ăn uống đầy đủ nhưng vẫn khó lên cơ, nguyên nhân có thể do thiếu ngủ. Hoặc bạn đã xây dựng cơ bắp được một thời gian nhưng do bận rộn, không ngủ đủ, bạn cũng sẽ gặp tình trạng mất cơ.

Thiếu ngủ gây mất cơ

Thiếu ngủ gây mất cơ

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với việc xây dựng và phát triển cơ bắp. Nếu bạn muốn tăng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ cơ thì bắt buộc bạn phải ngủ đủ giấc, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ và tập luyện đúng cách.

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Để giảm cân, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và vận động. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng chúng ta cũng có thể giảm cân ngay cả trong lúc ngủ? Trong 7-8 tiếng nhắm mắt ngủ, một người nặng 70 ký có thể đốt được 400 calories. Con số này không lớn so với các hoạt động thể dục thể thao, nhưng bạn có thể giúp cơ thể đốt mỡ nhiều hơn trong lúc một bằng các “mẹo” sau.

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái ngủ đủ giờ, chất lượng giấc ngủ có vẻ tốt nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy chưa? Nguyên nhân có thể do một số yếu tố và thói quen như sau:

4 lý do nên kẹp gối giữa hai chân khi ngủ

4 lý do nên kẹp gối giữa hai chân khi ngủ

Ngoài chiếc gối kê đầu để hỗ trợ cột sống, bạn nên bổ sung thêm một chiếc gối kẹp giữa hai chân khi ngủ để hỗ trợ xương chân và khớp gối, khớp hông. Đây là 4 lý do.