Những PT không nên tập luyện với người (Series PT, chuyện mới kể, Phần 2)

(Kỳ trước: Những người không nên tập với PT)

Làm huấn luyện viên cá nhân (Personal Trainer – PT) cần hai yếu tố là “huấn luyện viên” và “cá nhân“. Thiếu một trong hai thì không thể là PT.
PT-02
1. Huấn luyện viên

Không bàn nhiều. Đã là huấn luyện viên thì trước tiên phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiêm tập luyện. Điều quan trọng là kỹ năng truyền đạt và huấn luyện. Bạn tập giỏi chưa chắc bạn tập cho khách hàng giỏi.

Nếu nghĩ ta đây body 6 múi “chuẩn như Lê Duẩn” là nên làm PT thì nên nghĩ lại, heng. PT đôi khi không cần body chuẩn, nhưng cần kiến thức chuẩn, kinh nghiệm chuẩn để huấn luyện cho khách hàng chuẩn.

Mà đã là PT lại càng phải tập luyện nhiều hơn, trao dồi kiến thức thường xuyên hơn. Nếu không, ở nhà “nghỉ phẻ”, đừng tập cho người khác.

2. ‎Cá nhân

Thiếu phần này thì bạn không thể là PT, mà chỉ là T (Trainer) thôi. Đã là cá nhân thì chương trình tập luyện phải rất cá nhân. Không thể áp dụng một bài cho tất cả.

Tại sao một số người ngại tập với PT? Không phải tiền đâu. Mà là tính cá nhân cho mỗi bài tập đấy. Mỗi khách hàng có một đặc điểm riêng về thể chất (cơ thể, sức khỏe, bệnh có sẵn, những hạn chế…) và tinh thần (vui vẻ, mặc cảm, stress…). PT không thể huấn luyện tất cả như nhau được. Nếu không tạo được chương trình tập luyện phù hợp, nghỉ nhà cho khỏe.

PT mà có suy nghĩ: “mình làm được thì khách hàng cũng làm được” hoặc thúc ép khách hàng tập như mình chứ không phải tập để đạt mục tiêu của họ thì cũng nên ở nhà.

Tóm lại, PT mà không kết hợp được “P” và “T” thì đừng đi tập cho người ta.

Nhưng với chúng ta là khách hàng, thì câu hỏi lớn nhất là làm sao chọn được PT đúng? Thôi hẹn kỳ sau đi. Viết đuối rồi.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Có nên kiểm tra cân nặng hàng ngày

Bước lên cân mỗi ngày là thói quen của nhiều người, nhất là những người đang trong quá trình giảm cân. Bởi vì, số cân là môt trong những chỉ số quan trọng để theo dõi quá trình thay đổi cơ thể. Nhưng việc cân mỗi ngày có thực sự cần thiết? Cần lưu ý những gì để các chỉ số được chính xác?

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

7 cách hạn chế chấn thương trong tập luyện

Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp trong tập luyện, nhất là với những người mới bắt đầu. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ tập luyện vì những chấn thương. Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Vì thế, thay vì sợ hãi và tránh né, bạn hãy thực hiện những cách giúp hạn chế chấn thương nhé.

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

Các loại chất béo trong cơ thể

Các loại chất béo trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có nhiều loại chất béo khác nhau. Không phải tất cả mỡ ở trên cơ thể đều quy về một loại chất béo. Mỗi vị trí có một loại chất béo khác nhau, có loại tốt có loại xấu, có loại nguy hiểm nhiều có loại nguy hiểm ít. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Hà xem những loại chất béo trên cơ thể là gì nhé.

6 thói quen của người khỏe mạnh

6 thói quen của người khỏe mạnh

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao có những người luôn săn chắc, khỏe mạnh. Họ đã làm điều đó như thế nào? Mình đã làm gì sai không mà lại không được như họ?

Dưới đây là tổng hợp 6 thói quen hiệu quả của dân tập thể thao.

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Để khỏe mạnh thì thay đổi từ từ

Mình gặp các bạn & tư vấn kiểm soát cân nặng, thì việc đầu tiên mình thường khuyên các bạn làm là thay đổi chế độ ăn hiện tại của các bạn. Chỉ là điều chỉnh một chút so với bình thường, chứ cũng không phải ăn uống khắt khe. Bạn nào có vấn đề về giấc ngủ thì mình khuyên nên điều chỉnh giấc ngủ.