Những PT không nên tập luyện với người (Series PT, chuyện mới kể, Phần 2)

(Kỳ trước: Những người không nên tập với PT)

Làm huấn luyện viên cá nhân (Personal Trainer – PT) cần hai yếu tố là “huấn luyện viên” và “cá nhân“. Thiếu một trong hai thì không thể là PT.
PT-02
1. Huấn luyện viên

Không bàn nhiều. Đã là huấn luyện viên thì trước tiên phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiêm tập luyện. Điều quan trọng là kỹ năng truyền đạt và huấn luyện. Bạn tập giỏi chưa chắc bạn tập cho khách hàng giỏi.

Nếu nghĩ ta đây body 6 múi “chuẩn như Lê Duẩn” là nên làm PT thì nên nghĩ lại, heng. PT đôi khi không cần body chuẩn, nhưng cần kiến thức chuẩn, kinh nghiệm chuẩn để huấn luyện cho khách hàng chuẩn.

Mà đã là PT lại càng phải tập luyện nhiều hơn, trao dồi kiến thức thường xuyên hơn. Nếu không, ở nhà “nghỉ phẻ”, đừng tập cho người khác.

2. ‎Cá nhân

Thiếu phần này thì bạn không thể là PT, mà chỉ là T (Trainer) thôi. Đã là cá nhân thì chương trình tập luyện phải rất cá nhân. Không thể áp dụng một bài cho tất cả.

Tại sao một số người ngại tập với PT? Không phải tiền đâu. Mà là tính cá nhân cho mỗi bài tập đấy. Mỗi khách hàng có một đặc điểm riêng về thể chất (cơ thể, sức khỏe, bệnh có sẵn, những hạn chế…) và tinh thần (vui vẻ, mặc cảm, stress…). PT không thể huấn luyện tất cả như nhau được. Nếu không tạo được chương trình tập luyện phù hợp, nghỉ nhà cho khỏe.

PT mà có suy nghĩ: “mình làm được thì khách hàng cũng làm được” hoặc thúc ép khách hàng tập như mình chứ không phải tập để đạt mục tiêu của họ thì cũng nên ở nhà.

Tóm lại, PT mà không kết hợp được “P” và “T” thì đừng đi tập cho người ta.

Nhưng với chúng ta là khách hàng, thì câu hỏi lớn nhất là làm sao chọn được PT đúng? Thôi hẹn kỳ sau đi. Viết đuối rồi.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Tăng cân nỗi khổ của người ốm

Hồi cấp ba, nặng 48 ký-lô-heo. Lên đại học, rồi đi làm, giảm còn 43 ký-lô-còi và giữ mức đó liên tục nhiều năm. Bị phản đối, phàn nàn vì tội ốm dù ăn như heo. Có lần ông Nội về thăm, còn mắng Má không cho ăn nên nó (là tui) ốm. Giờ nhìn lại cũng thấy lúc đó ốm thiệt. Ăn kiểu gì cũng không lên cân. Nghe nói riết cũng mệt.

Nguyên tắc giảm cân hiệu quả và bền vững

Nguyên tắc giảm cân hiệu quả và bền vững

Giảm cân thì chắc có nhiều người quan tâm hơn tăng cân. Phải vậy hông ta? Phải thì cho ngay 1 like đi. (Câu like lộ liễu). Trước tiên phải nói là bài này được viết dựa theo các kiến thức, sự hiểu biết của mình chứ không dựa vào trải nghiệm của bản thân. Lý do là bản thân chưa bao giờ có ý định giảm cân (nhưng có kế hoạch giảm mỡ, coi khúc sau).

Có nên quan tâm tới chỉ số cân nặng?

Có nên quan tâm tới chỉ số cân nặng?

Có chứ, ai mập chả sợ cân nặng! Mỗi lần bước lên cân mà nó nhích lên một lạng cũng mất ăn mất ngủ, nó xuống một gram thì hạnh phúc như trúng được Vietlot. Nhưng mà ít ai biết, chỉ số cân nặng (weight) lại thực sự KHÔNG QUAN TRỌNG bằng chỉ số tỷ lệ mỡ (fat percentage).

10 quyết tâm thực tiễn cho năm mới

10 quyết tâm thực tiễn cho năm mới

Ngày đầu năm, ai cũng có những quyết tâm sẽ thực hiện trong năm. Quyết tâm có vẻ rất quyết tâm, nhưng đến năm sau lại lặp lại quyết tâm đó. Phải chăng bạn đã đặt một quyết tâm chưa thực tế lắm?

5 “bí kíp” tạm biệt mỡ

5 “bí kíp” tạm biệt mỡ

Mỡ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều cô gái. Chúng ta hãy cùng 1001 Chuyện Cân Nặng tìm hiểu 5 bí kíp tạm biệt mỡ nhé: