Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D

Vitamin D là loại vitamin duy nhất được tạo ra từ ánh sáng mặt trời nên còn được gọi là vitamin ánh dương. Cơ thể tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin.

Ngoài ánh sáng mặt trời, vitamin D có trong một số thực phẩm ít ỏi như một số loại cá (cá thu, cá hồi, cá mòi), lòng đỏ trứng và trong một số sản phẩm từ sữa.

1️⃣. Tác dụng và vai trò của vitamin D

Vitamin D cần thiết cho xương chắc khỏe vì nó giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa can-xi từ thức ăn. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến bệnh còi xương. Đây là tình trạng mô xương không được khoáng hóa đúng cách, dẫn đến xương mềm và dị dạng. Không chỉ thế, những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe nói chung khi bị thiếu vitamin D.

2️⃣. Một số dấu hiệu thiếu vitamin D

Khi bạn bị các vấn đề liên quan đến đau xương hoặc yếu cơ thì có thể bạn đang thiếu vitamin D. Tuy nhiên, ở một số người, dấu hiệu rất tinh vi, khó nhận ra. Dù như thế nào đi nữa thì thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến các vấn đề như:

– Tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
– Suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi
– Hen suyễn nặng ở trẻ em
– Bệnh ung thư

Các nghiên cứu còn cho thấy vitamin D có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị một số bệnh khác nhau như tiểu đường loại 1 và loại 2, tăng huyết áp, không dung nạp glucose và đa xơ cứng.

3️⃣. Các nguyên nhân thiếu vitamin D:

✔️ Bạn không nạp đủ lượng vitamin D cần thiết. Nhóm người theo chế độ ăn chay trường thường gặp vấn đề này vì hầu hết các nguồn vitamin D là đến từ thực vật.
✔️ Bạn ít tiếp xúc với ánh nắng. Vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Nếu hạn chế tiếp xúc với nắng vì bất cứ lý do gì đều có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin D.
✔️ Bạn có làn da sẫm màu. Sắc tố đen làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D.
✔️ Thận của bạn không thể chuyển vitamin D sang dạng hoạt động. Người lớn tuổi thận yếu thường gặp vấn đề này.
✔️ Đường tiêu hóa của bạn không thể hấp thụ đầy đủ vitamin D. Một số vấn đề về y khoa như bệnh Crohn, xơ nang và bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của ruột từ thực phẩm.
✔️ Bạn bị béo phì. Các tế bào mỡ trong máu chiết xuất Vitamin D và đưa vào hệ tuần hoàng. Những người có chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên thường có lượng vitamin D trong máu thấp.

4️⃣. Lượng vitamin D cần thiết

Lượng vitamin cần thiết mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng tiếp xúc với ánh sáng… Theo Viện Y học Mỹ (Institute of Medicine), trẻ em dưới 1 tuổi cần ít vitamin D hơn, người già trên 70 cần nhiều vitamin D hơn. Còn lại trong độ tuổi từ 1 đên 70 cần khoảng 600 IU (đơn vị quốc tế, khoảng 15 mcg).

Tuy nhiên, khi có bất cứ vấn đề nào như trên, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Không nên tự bổ sung vitamin D. Nếu dùng quá liều, bạn có thể gặp phải một số tình trạng sau:
– Buồn nôn, Nôn
– Kém ăn
– Táo bón
– Giảm cân
– Lú lẫn
– Mất phương hướng
– Vấn đề về nhịp tim
– Tổn thương thận

Hãy chia sẻ thông tin nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

10 điều có thể bạn chưa biết về nước

10 điều có thể bạn chưa biết về nước

Nước cần thiết cho cơ thể thì ai cũng biết rồi. Đặc biệt, vào những ngày hè nóng nắng như thế này thì tình trạng mất nước dễ xảy ra hơn. Vì vậy, luôn giữ đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết, vì có đến 60-70% trọng lượng cơ thể là nước.

Lượng caffein trong một số loại thức uống phổ biến

Lượng caffein trong một số loại thức uống phổ biến

Cho dù bạn là một “fan” của các lọai matcha hay là một “con nghiện” cà phê thì cũng nên hiểu mức độ hấp thu caffein của cơ thể để tránh bị say. Caffein là một chất hóa học có trong các loại trà hoặc cà phê. Chúng giúp chúng ta giữ trạng thái tỉnh táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dung nạp cùng một lượng caffein như nhau và mỗi loại thức uống cũng như thương hiệu khác nhau sẽ có lượng caffein khác nhau.

Tổng quan về vitamin

Tổng quan về vitamin

Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vitamin mỗi ngày nhưng chúng lại có vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình tăng trưởng, tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, chức năng hệ thần kinh và còn nhiều vai trò hơn nữa.

Có nên cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn?

Có nên cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn?

Để đạt được một mục tiêu sức khỏe, chẳng hạn giảm cân, chúng ta thường cắt bỏ hoàn toàn lượng đường nhân tạo trong các bữa ăn. Thực sự có cần thiết không? Đường nhân tạo có thực sự xấu cho sức khỏe?