Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

1️⃣ Cà phê có chứa tannin có thể gây bất hoạt các enzym tiêu hóa quan trọng, làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm cả sắt.

2️⃣Trứng chứa một loại protein liên kết với sắt được gọi là phosvitin làm cho chất sắt có trong trứng ít tính sinh học hơn.

3️⃣ Đậu phụ và thịt giả từ đậu nành có chất kháng dưỡng phytates (acid phytic), là một yếu tố chính trong việc ngăn chặn chất sắt trong ruột.

4️⃣ Các sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, pho mát…) có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt vì chúng chứa nhiều canxi. Canxi cạnh tranh với sắt để hấp thụ, vì vậy khi bạn uống sữa cùng lúc với thực phẩm nhiều sắt, lượng sắt sẽ được hấp thụ ít hơn.

5️⃣Lúa mì chứa rất nhiều acid phytic (như đậu hũ) ngăn hấp thụ sắt. Chúng cũng chứa gluten, một chất kích thích đường ruột mà ai cũng biết, có thể gây viêm nhiễm, làm rối loạn sự hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng.

6️⃣ Cải bó xôi (rau bi-na) là thực phẩm chứa nhiều sắt, nhưng cũng chứa oxalat, một loại axit có thể liên kết với sắt và ngăn cản sự hấp thu sắt.

7️⃣ Các loại đậu chưa ngâm có chứa lectin, một chất kháng dinh dưỡng khác có thể ngăn chặn sự hấp thụ và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi..

?Vậy làm thế nào để khắc phục?

?Không dùng cà phê chung với bữa ăn.
?Dùng thực phẩm giàu beta-carotene như khoai lang và quả mọng trong các bữa ăn có chứa chất các chất chống sắt để trung hòa các hiệu ứng.
? Nếu muốn dùng đậu nành, hãy thử các chế phẩm truyền thống được lên men để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn như tương nén (tempeh), tương miso và natto (được làm từ hạt đậu tương lên men), thay vì thịt giả.
?Giảm lúa mì “hiện đại” và chọn các loại ngũ cốc cổ có hàm lượng phytat thấp hơn hoặc ngũ cốc nảy mầm, pseudograins (các loại không phải ngũ cốc nhưng có chất dinh dưỡng như ngũ cốc, ví dụ quinoa).
?Hãy thử vắt nửa quả chanh lên rau bina. Vitamin C trong chanh được chứng minh là giúp tăng cường chất sắt.
? Ngâm và nấu kỹ các loại đậu để giảm lượng lectin. Có thể dùng phương pháp để nảy mầm hoặc lên men để cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hãy chia sẻ thông tin này nếu thấy hữu ích nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các nguồn đạm phổ biến

Các nguồn đạm phổ biến

Khi nói đến protein (đạm), mọi người thường nghĩ nhanh đến thịt bò và thịt gà. Thật ra, thực phẩm giàu protein rất đa dạng chứ không chỉ giới hạn như thế. Mỗi loại lại có một nhóm dưỡng chất khác nhau. Thịt đỏ giàu vitamin B12 và sắt trong khi cá hồi hoặc cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Vì vậy, nếu chỉ ăn một loại thì vừa thiếu chất vừa ngán. Hãy linh hoạt chọn nhiều loại khác nhau nhé.

Thực phẩm cho các luân xa

Thực phẩm cho các luân xa

Luân xa (chakras) là các trung tâm năng lượng của cơ thể về mặt tinh thần. Thức ăn lại là nguồn cung cấp năng lượng về mặt thể chất. Cả hai đều là nguồn sống của bạn.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Top 10 thực phẩm chứa nhiều Kali

Cũng giống như can-xi (calcium) và natri (sodium), kali (potassium) là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Bổ sung đủ kali giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Dưỡng chất thực vật (phytonutrient)

Thuật ngữ “Phytonutrient” nghe có vẻ “đao to búa lớn” và lạ lẫm, nhưng thật ra ý nghĩa lại rất đơn giản. Đó là những chất hóa học tự nhiên có trong thực vật. Chữ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “thực vật”. Có hàng ngàn dưỡng chất thực vật khác nhau được tìm thấy, nhưng khoa học cũng chưa nghiên cứu hết toàn bộ số này.