Những thực phẩm ngăn hấp thụ sắt

Thiếu sắt là một trong những vấn đề về rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt: do bữa ăn không đủ sắt, do viêm ruột, do nhu cầu tăng sắt trong thai kỳ hoặc do mất máu trong những ngày kinh nguyệt nhiều (với phụ nữ) hoặc do chạy máu trong… Trong đó có cả nguyên nhân từ các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày.

1️⃣ Cà phê có chứa tannin có thể gây bất hoạt các enzym tiêu hóa quan trọng, làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm cả sắt.

2️⃣Trứng chứa một loại protein liên kết với sắt được gọi là phosvitin làm cho chất sắt có trong trứng ít tính sinh học hơn.

3️⃣ Đậu phụ và thịt giả từ đậu nành có chất kháng dưỡng phytates (acid phytic), là một yếu tố chính trong việc ngăn chặn chất sắt trong ruột.

4️⃣ Các sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, pho mát…) có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt vì chúng chứa nhiều canxi. Canxi cạnh tranh với sắt để hấp thụ, vì vậy khi bạn uống sữa cùng lúc với thực phẩm nhiều sắt, lượng sắt sẽ được hấp thụ ít hơn.

5️⃣Lúa mì chứa rất nhiều acid phytic (như đậu hũ) ngăn hấp thụ sắt. Chúng cũng chứa gluten, một chất kích thích đường ruột mà ai cũng biết, có thể gây viêm nhiễm, làm rối loạn sự hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng.

6️⃣ Cải bó xôi (rau bi-na) là thực phẩm chứa nhiều sắt, nhưng cũng chứa oxalat, một loại axit có thể liên kết với sắt và ngăn cản sự hấp thu sắt.

7️⃣ Các loại đậu chưa ngâm có chứa lectin, một chất kháng dinh dưỡng khác có thể ngăn chặn sự hấp thụ và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi..

?Vậy làm thế nào để khắc phục?

?Không dùng cà phê chung với bữa ăn.
?Dùng thực phẩm giàu beta-carotene như khoai lang và quả mọng trong các bữa ăn có chứa chất các chất chống sắt để trung hòa các hiệu ứng.
? Nếu muốn dùng đậu nành, hãy thử các chế phẩm truyền thống được lên men để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn như tương nén (tempeh), tương miso và natto (được làm từ hạt đậu tương lên men), thay vì thịt giả.
?Giảm lúa mì “hiện đại” và chọn các loại ngũ cốc cổ có hàm lượng phytat thấp hơn hoặc ngũ cốc nảy mầm, pseudograins (các loại không phải ngũ cốc nhưng có chất dinh dưỡng như ngũ cốc, ví dụ quinoa).
?Hãy thử vắt nửa quả chanh lên rau bina. Vitamin C trong chanh được chứng minh là giúp tăng cường chất sắt.
? Ngâm và nấu kỹ các loại đậu để giảm lượng lectin. Có thể dùng phương pháp để nảy mầm hoặc lên men để cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hãy chia sẻ thông tin này nếu thấy hữu ích nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D

Vitamin D là loại vitamin duy nhất được tạo ra từ ánh sáng mặt trời nên còn được gọi là vitamin ánh dương. Cơ thể tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin.

10 điều có thể bạn chưa biết về nước

10 điều có thể bạn chưa biết về nước

Nước cần thiết cho cơ thể thì ai cũng biết rồi. Đặc biệt, vào những ngày hè nóng nắng như thế này thì tình trạng mất nước dễ xảy ra hơn. Vì vậy, luôn giữ đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết, vì có đến 60-70% trọng lượng cơ thể là nước.

Lượng caffein trong một số loại thức uống phổ biến

Lượng caffein trong một số loại thức uống phổ biến

Cho dù bạn là một “fan” của các lọai matcha hay là một “con nghiện” cà phê thì cũng nên hiểu mức độ hấp thu caffein của cơ thể để tránh bị say. Caffein là một chất hóa học có trong các loại trà hoặc cà phê. Chúng giúp chúng ta giữ trạng thái tỉnh táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dung nạp cùng một lượng caffein như nhau và mỗi loại thức uống cũng như thương hiệu khác nhau sẽ có lượng caffein khác nhau.

Tổng quan về vitamin

Tổng quan về vitamin

Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ vitamin mỗi ngày nhưng chúng lại có vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình tăng trưởng, tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, chức năng hệ thần kinh và còn nhiều vai trò hơn nữa.

Có nên cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn?

Có nên cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn?

Để đạt được một mục tiêu sức khỏe, chẳng hạn giảm cân, chúng ta thường cắt bỏ hoàn toàn lượng đường nhân tạo trong các bữa ăn. Thực sự có cần thiết không? Đường nhân tạo có thực sự xấu cho sức khỏe?