5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

* Lưu ý: Bài chỉ mang tính bổ sung kiến thức và không có mục đích điều trị, chữa trị. Nếu bạn gặp vấn đề với khớp gối, vui lòng liên hệ các bác sĩ, bệnh viện để được điều trị.

CẤU TRÚC CỦA KHỚP GỐI

1. Gãy/Nứt đầu gối (Knee Fracture)

Xương bánh chè (knee cap) bảo vệ khớp đầu gối (giữa xương đùi và xương chày) của bạn khỏi chấn thương hoặc tổn thương thêm. Khi bạn ngã hoặc va chạm, xương bánh chè là điểm tiếp xúc đầu tiên và che chắn cho các bộ phận khác nhau trong khớp gối. Điều này khiến xương bánh chè dễ bị nứt, gãy.

Tuy gãy xương đầu gối là chấn thương phổ biến nhưng cũng rất nghiêm trọng. Đầu gối cần được bất động để giúp xương lành lại hoặc đôi khi cần phẫu thuật để sửa chữa.

2. Trật khớp gối (Knee Dislocation)

Trật khớp gối xảy ra khi xương đầu gối lệch khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân là do có một tác động lớn đến đầu gối, ví dụ như ngã, va chạm hoặc tai nạn.

Trong một số trường hợp, đầu gối sẽ tự lành và trở về vị trí ban đầu. Bạn sẽ cảm thấy hơi đau, nhưng sẽ hoạt động bình thường. Nếu gối không tự lành thì cách tiếp theo là phẫu thuật điều chỉnh.

3. Đứt dây chằng đầu gối (Knee Ligament Injury)

Chấn thương dây chằng cực kỳ phổ biến trong thể thao, xảy ra khi đầu gối vận động quá mức hoặc di chuyển theo cách không tự nhiên và các dây chằng không thể hỗ trợ chuyển động.

Các dây chằng có nhiệm vụ giữ cho đầu gối ở đúng vị trí, nếu bị ép quá nhiều, chúng sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình và có thể bị giãn hoặc rách.

Các dây chằng thường bị thương nhất là các dây chằng chéo tạo nên chữ X gồm dây chằng chéo trước (ACL – Anterior Cruciate Ligament) và dây chằng chéo sau (PCL – Posterior Cruciate Ligament). Tiếp đến là các dây chằng bên: dây chằng giữa gối (MCL – Medial Collateral Ligament) và dây chằng bên gối (LCL – Lateral Collateral Ligament).

Mặc dù chấn thương dây chằng rất phổ biến, nhưng có những mức độ khác nhau về mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

  • Độ 1: Các sợi bị kéo hơi căng, gây bong gân dây chằng. Bạn sẽ không nhận thấy nhiều vết bầm tím nếu có và chỉ sưng nhẹ. Một ví dụ của loại chấn thương này là bong gân dây chằng giữa gối MCL.
  • Độ 2: Đây là khi các sợi dây chằng bị rách một phần, nhưng không đứt hẳn. Điều này khiến bạn đau và hạn chế khớp hơn độ 1. Bạn cũng có thể thấy thêm bầm tím và sưng tấy.
  • Độ 3: Chấn thương độ 3 là khi dây chằng bị đứt/rách hoàn toàn, gây cảm giác đau dữ dội. Đầu gối và vùng xung quanh sẽ rất bầm tím và sưng tấy. Một ví dụ của loại chấn thương này là rách dây chằng chéo sau LCL.

4. Rách sụn chêm (Meniscus Tear)

Rách sụn chêm xảy ra thường xuyên trong các môn thể thao có liên quan đến nhảy hoặc xoay vặn, chẳng hạn như bóng chuyền hoặc các môn thể thao mà các vận động viên thay đổi hướng nhanh chóng trong khi đang chạy bóng đá. Bất kỳ kiểu vặn, cắt hoặc xoay đầu gối nào cũng có thể dẫn đến rách sụn chêm. Đôi khi sụn chêm cũng bị rách vì mòn theo thời gian.

5. Rách gân đầu gối (Knee Tendon Tear)

Rách gân có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng đặc biệt phổ biến ở những người trung niên thường xuyên chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao nhảy và các hoạt động khác. Khi bạn nhảy lên và tiếp đất không đúng cách là một nguyên nhân phổ biến gây chấn thương gân. Lúc đó, gân không có khả năng chống đỡ khi áp lực quá mức.

Té, ngã cũng có thể khiến gân bị kéo căng do lực tác động trực tiếp lên phía trước của đầu gối.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Hội chứng lưng gù trên (Upper crossed syndrome)

Hội chứng lưng gù trên (Upper crossed syndrome)

Hội chứng Võng lưng dưới (Lower Crossed Syndrome (*)) và hội chứng Gù lưng trên (Upper Crossed Syndrome) là hai vấn đề cột sống thường gặp. Cả hai đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe cột sống nói riêng. Nhưng hội chứng này có thể khắc phục thông qua tập luyện.

Tách cơ bụng sau sinh (diastasis recti)

Tách cơ bụng sau sinh (diastasis recti)

Phần lớn phụ nữ sau sanh đều có một nỗi phiền muộn: làm sao lấy lại được vóc dáng như thời trước khi sinh. Một sự thật phũ phàng là dù bạn có tập thể dục thường xuyên hoặc giữ gìn chế độ ăn uống điều độ như trước khi mang thai thì những thay đổi về vóc dáng sau khi sinh cũng khiến không ít các bà mẹ khá sốc.

Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Nếu bạn đã từng chơi thể thao hoặc đọc các tài liệu về quá trình phục hồi chấn thương thì có thể bạn đã nghe tới phương pháp “RICE”: Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Chườm đá), Compression (Băng ép) và Elavation (Nâng lên). Từ viết tắt có vẻ dễ nhớ, nhưng thực sự áp dụng với các chấn thương nhỏ trong chạy bộ, đi bộ, đạp xe thì liệu có cần thiết hay không?

4 cách tập luyện khi chấn thương

4 cách tập luyện khi chấn thương

Thông thường, khi bị chấn thương, dù nặng hay nhẹ thì chúng ta có xu hướng ngừng luyện tập. Nhưng thật sự điều này không cần thiết. Vẫn có cách để duy trì tập luyện khi bị đau, tất nhiên là tập đúng cách chứ không làm cho chấn thương trở nên tệ hơn.

8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

Vai là khớp nơi xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn gặp nhau. Đầu xương cánh tay gắn vào một hốc tròn của xương bả vai. Mỗi vai được giữ cố định bởi một nhóm 4 cơ và gân được gọi là chóp xoay (rotator cuff). Chúng bao bọc và bảo vệ xương cánh tay đồng thời cho phép bạn nâng lên, hạ xuống và di chuyển cánh tay của mình.

Chuột rút – nguyên nhân và giải pháp

Chuột rút – nguyên nhân và giải pháp

Có lẽ ai cũng từng bị chứng “chuột rút” một vài lần trong đời. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn tập luyện hoặc đang ngủ vào ban đêm. Khi bị chuột rút, bạn có cảm giác khó chịu, đau đớn.