8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

Vai là khớp nơi xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn gặp nhau. Đầu xương cánh tay gắn vào một hốc tròn của xương bả vai. Mỗi vai được giữ cố định bởi một nhóm 4 cơ và gân được gọi là chóp xoay (rotator cuff). Chúng bao bọc và bảo vệ xương cánh tay đồng thời cho phép bạn nâng lên, hạ xuống và di chuyển cánh tay của mình.

Có nhiều nguyên nhân gây đau vai như bị té ngã, bị tai nạn, làm một việc vặt quá nhiều (như vẽ), gặp các vấn đề về viêm khớp hoặc thậm chí là do đau từ những bộ phận khác, ảnh hưởng tới vai.

✅ Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro:

➡️Những nguyên nhân phổ biến:

1. Trật khớp (Dislocation)
2. Khớp AC tách biệt, rách dây chằng (Separation)
3. Gãy xương (Fracture)
4. Rách sụn (Cartilage tear)
5. Rách chóp xoay (rotator cuff tear)
6. Vai bị đông cứng (Frozen shoulder) do các dải mô bất thường bị dính và tích tụ trong khớp khiến vai không thể di chuyển.
7. Gân chóp xoay chạm vào xương (Impingement)
8. Viêm bao hoạt dịch (Bursitis)

➡️Các nguyên nhân khác:

9. Bệnh xương khớp (Osteoarthritis)
10. Viên khớp mãn tính (Rheumatoid arthritis)
11. Các cơn đau từ cơ bộ phận khác (Referred pain) như túi mật, gan
12. Suy tim (Heart Attack)
13. Viêm gân (Tendinitis)
14. Chồi xương (Bone spurs)

✅ Phòng ngừa đau vai

Để hạn chế những cơn đau vai ập đến thì chúng ta có thể phòng ngừa chúng bằng nhiều cách. Hầu hết các vấn đề đau vai đều xuất phát từ tần suất bạn sử dụng vai mỗi ngày tại nơi làm việc và ở nhà.

– Khi làm việc tại văn phòng hay ở nhà thì bạn nên ngồi đúng tư thế. Hãy đảm bảo rằng chiếc ghế bạn ngồi có độ cao hợp lý và có hỗ trợ lưng phù hợp.

– Hãy nghỉ ngơi và đi lại ít nhất 1 lần sau mỗi giờ ngồi làm việc.

– Nếu công việc của bạn liên quan tới khuân vác vật nặng thì hãy đảm bảo đúng kỹ thuật. Khi nâng đồ bạn nên giữ thẳng lưng, hơi khụy gối để sử dụng sức mạnh của chân thay vì sức mạnh của vai, cánh tay.

– Khi lấy hoặc với vật nặng cao hơn đầu thì hãy sử dụng ghế đẩu hoặc thang để lấy. Hạn chế với hoặc nhảy vì sẽ ảnh hưởng tới vai.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về những chương trình tập luyện cho vai chắc khỏe và linh hoạt.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn phần nào phòng ngừa đau vai trong cuộc sống nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Phòng tránh hội chứng tiêu cơ vân

Phòng tránh hội chứng tiêu cơ vân

Tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) là một hội chứng nguy hiểm đến sức khỏe và có thể đến tính mạng. Hội chứng này xảy ra khi cơ vân bị tổn thương và giải phóng các chất trong tế bào cơ vân vào máu như: kali, axit uric, axit lactic, myoglobin, enzym làm rối loạn điện giải, toan chuyển hóa, tăng kali, gây suy thận.

Hội chứng võng lưng dưới

Hội chứng võng lưng dưới

Hội chứng võng lưng dưới (Anterior Pelvic Tilt – APT hoặc Lower Crossed Syndrome – LCS) là một hội chứng thường gặp. Việc tập luyện có thể giúp khắc phục.

6 phương pháp giảm đau lưng

6 phương pháp giảm đau lưng

Đau lưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với những người ngồi nhiều như dân văn phòng. Đau lưng có thể gây suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, công việc, khả năng vận động và sức khỏe tinh thần.

Hội chứng Dải Chậu Chày (Iliotibial Band Syndrome)

Hội chứng Dải Chậu Chày (Iliotibial Band Syndrome)

Lưu ý: Đây là một số thông tin mà 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ để bạn có thêm kiến thức về các hội chứng bệnh trong thể thao, khuyến cáo nên gặp bác sĩ khi gặp chấn thương thay vì tự ý điều trị.

Tắm nước nóng hay tắm nước lạnh

Tắm nước nóng hay tắm nước lạnh

Có người thích tắm nước nóng và cho rằng như thế tốt cho sức khỏe. Có người lại thích tắm nước lạnh. Theo các nghiên cứu thì tắm nước nóng hay lạnh đều có những lợi ích cho sức khỏe.