Phòng tránh hội chứng tiêu cơ vân

Tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) là một hội chứng nguy hiểm đến sức khỏe và có thể đến tính mạng. Hội chứng này xảy ra khi cơ vân bị tổn thương và giải phóng các chất trong tế bào cơ vân vào máu như: kali, axit uric, axit lactic, myoglobin, enzym làm rối loạn điện giải, toan chuyển hóa, tăng kali, gây suy thận.

1️⃣. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này như tai nạn, sốc điện, nhiễm chất độc từ động vật (như rắn, côn trùng), dùng nhiều chất cồn, chất kích thích… Một nguyên nhân phổ biến của người tập luyện là tập quá sức dẫn đến cơ bị tổn thương.

2️⃣. Biểu hiện

Tùy nguyên nhân gây tiêu cơ vân và giai đoạn tổn thương mà có những biểu hiện khác nhau. Biểu hiện có thể xảy ra tại một vùng hoặc toàn cơ thể.

Trong trường hợp điển hình thì có ba biểu hiện: (1) Đau cơ vai, đùi và lưng dưới, (2) Cơ tứ chi yếu hoặc không thể chuyển động và (3) Nước tiểu có màu đỏ sẫm hoặc nâu hoặc ít đi tiểu. Màu của nước tiểu là do chất myoglobin được giải phóng từ cơ bị tiêu sau đó được lọc ở thận vào nước tiểu.

Một số trường hợp còn không có biểu hiện đau cơ.

3️⃣. Những biến chứng nguy hiểm

Tiêu cơ vân sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là suy thận. Thận không có khả năng lọc protein mà cơ giải phóng vào máu qua thận.

Ngoài ra còn có những biến chứng khác như: tế bào cơ bị tổn thương dẫn tới sưng, phù nề, gây áp lực ở giữa các khoang của cơ, chấn thương cẳng chân, thành bụng.

4️⃣. Cách phòng tránh

Tiêu cơ vân có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn thấy có triệu chứng.

Ngoài ra, bạn có thể hạn chế triệu chứng bằng cách tập thể dục đều đặn nhưng không tập quá mức, bỏ sử dụng các chất kích thích nếu bạn đang dùng, hạn chế mất nước, sốc nhiệt…

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

5 chấn thương gối thường gặp

5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

Giày cao gót gây đau cột sống

Giày cao gót gây đau cột sống

Với phụ nữ thì giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu để có bộ trang phục hoàn chỉnh. Giày cao gót còn giúp phụ nữ tự tin hơn, duyên dáng hơn.

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

Hoạt động thể chất nói chung và tập luyện thể dục thể thao nói riêng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao. Hãy tham khảo một số hoạt động thân thiện với bệnh này nhé.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tập luyện là một giải pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Tập luyện còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và tăng cường sức khỏe nói chung.

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

Cơ thể được cấu tạo từ một tập hợp đa dạng gồm cơ, gân, xương và khớp. Tất cả những thành phần này đều liên kết với nhau để tạo ra một cỗ máy hoạt động hiệu quả. Phần lõi của cơ thể bao gồm các nhóm cơ bụng, cơ lưng dưới, cơ mông là “trụ sở” cho hầu hết các chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và linh hoạt.

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.