Hội chứng đau khớp xương bánh chè – xương đùi (Patellofemoral Pain Syndrome – PFS)

1001 Chuyện Cân Nặng khuyến cáo gặp bác sĩ khi gặp bất cứ chấn thương nào trong thể thao, chứ không được phép tự điều trị.

1️⃣. PFS LÀ LÀ GÌ?

Hội chứng đau khớp xương bánh chè – xương đùi xuất hiện khi bạn có cảm giác khó chịu mơ hồ ở xương bánh chè. Hội chứng này liên quan đến cách xương bánh chè di chuyển lên xuống trong một cái rãnh của đầu dưới xương đùi (trochlear groove). Nếu chạy trật “đường ray” thì tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu.

Hội chứng PFS cũng có thể do sự mất cân bằng cơ, phổ biến nhất là do cơ lớn đùi trong (vastus medialis) yếu hoặc mất cân bằng cơ giữa cơ đùi trước (quadriceps) và cơ đùi sau (hamstrings). Viên gân bánh chè thường xuyên xảy ra với các vận động viên cử tạ. Đau xương bánh chè hay còn gọi là viêm gân bánh chè chính là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm. Nếu bệnh này không được điều trị sớm thì sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm mãn tính.

2️⃣. YẾU TỐ RỦI RO

Một số yếu tố rủi ro dẫn tới hội chứng PFS là sử dụng trọng lượng tạ quá nặng trong các chuyển động phối hợp với thanh tạ (barbell) hoặc thực hiện quá nhiều lần (reps) trong quá trình tập luyện thể hình. Một nguyên nhân khác là vị trí và phom dáng đầu gối không đúng ngay cả khi tạ nhẹ hoặc vừa.

Với các bạn chạy bộ thì nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố liên quan đến đường chạy. Ví dụ, chạy xuống dốc nhiều cũng gây áp lực lên gân xương bánh chè. Nguyên nhân cũng có thể đến từ dáng chạy. Nếu chân tiếp đất vượt quá đường trung bình trọng lực cơ thể thì IT Band sẽ đau. Cơ giạng khớp hông (hip adductor) yếu sẽ khiến gối chụm vào trong, gây áp lực lên cấu trúc xương đầu gối.

3️⃣. LỜI KHUYÊN

Vì vậy để hạn chế chấn thương xương bánh chè thì chúng ta nên lưu ý một số vấn đề trong quá trình tập luyện.

✅ Giai đoạn sưng viêm: Hạn chế chạy bộ và không squat sâu. Tập trung vào cơ giạng khớp hông (hip abductor) và các cơ đùi trước (quadriceps)

✅ Giai đoạn phục hồi: Tránh các phương pháp tập luyện làm sốc cơ (plyometrics). Hạn chế chạy lên, xuống dốc nhưng có thể đi bộ. Tiếp tục các bàn cho hông và cơ đùi trước, nhưng cần tăng độ phức tạp của chuyển động.

✅ Giai đoạn sửa đổi: Bắt đầu các bài tập sốc cơ, tăng lượng và độ phức tạp của bài tập. Từ từ chuyển sang chạy.

Lời khuyên tốt nhất để hạn chế chấn thương xương bánh chè nói riêng và các loại chấn thương nói chung là nên tập luyện đúng tư thế, lựa chọn bài tập kế hoạch tập cho phù hợp bạn nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 thói quen gây hại cho thận

7 thói quen gây hại cho thận

Thận là bộ lọc máu và chất thải tự nhiên của cơ thể, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu. Thận còn có vai trò nội tiết, tham gia chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose… Mỗi người có hai quả thận để thực hiện các hoạt động trên.

Hội chứng lưng gù trên (Upper crossed syndrome)

Hội chứng lưng gù trên (Upper crossed syndrome)

Hội chứng Võng lưng dưới (Lower Crossed Syndrome (*)) và hội chứng Gù lưng trên (Upper Crossed Syndrome) là hai vấn đề cột sống thường gặp. Cả hai đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe cột sống nói riêng. Nhưng hội chứng này có thể khắc phục thông qua tập luyện.

Tách cơ bụng sau sinh (diastasis recti)

Tách cơ bụng sau sinh (diastasis recti)

Phần lớn phụ nữ sau sanh đều có một nỗi phiền muộn: làm sao lấy lại được vóc dáng như thời trước khi sinh. Một sự thật phũ phàng là dù bạn có tập thể dục thường xuyên hoặc giữ gìn chế độ ăn uống điều độ như trước khi mang thai thì những thay đổi về vóc dáng sau khi sinh cũng khiến không ít các bà mẹ khá sốc.

Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Phương pháp R.I.C.E có thật sự hiệu quả?

Nếu bạn đã từng chơi thể thao hoặc đọc các tài liệu về quá trình phục hồi chấn thương thì có thể bạn đã nghe tới phương pháp “RICE”: Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Chườm đá), Compression (Băng ép) và Elavation (Nâng lên). Từ viết tắt có vẻ dễ nhớ, nhưng thực sự áp dụng với các chấn thương nhỏ trong chạy bộ, đi bộ, đạp xe thì liệu có cần thiết hay không?

4 cách tập luyện khi chấn thương

4 cách tập luyện khi chấn thương

Thông thường, khi bị chấn thương, dù nặng hay nhẹ thì chúng ta có xu hướng ngừng luyện tập. Nhưng thật sự điều này không cần thiết. Vẫn có cách để duy trì tập luyện khi bị đau, tất nhiên là tập đúng cách chứ không làm cho chấn thương trở nên tệ hơn.

8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

8 nguyên nhân gây đau vai và cách hạn chế

Vai là khớp nơi xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn gặp nhau. Đầu xương cánh tay gắn vào một hốc tròn của xương bả vai. Mỗi vai được giữ cố định bởi một nhóm 4 cơ và gân được gọi là chóp xoay (rotator cuff). Chúng bao bọc và bảo vệ xương cánh tay đồng thời cho phép bạn nâng lên, hạ xuống và di chuyển cánh tay của mình.