Hội chứng đau khớp xương bánh chè – xương đùi (Patellofemoral Pain Syndrome – PFS)

1001 Chuyện Cân Nặng khuyến cáo gặp bác sĩ khi gặp bất cứ chấn thương nào trong thể thao, chứ không được phép tự điều trị.

1️⃣. PFS LÀ LÀ GÌ?

Hội chứng đau khớp xương bánh chè – xương đùi xuất hiện khi bạn có cảm giác khó chịu mơ hồ ở xương bánh chè. Hội chứng này liên quan đến cách xương bánh chè di chuyển lên xuống trong một cái rãnh của đầu dưới xương đùi (trochlear groove). Nếu chạy trật “đường ray” thì tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu.

Hội chứng PFS cũng có thể do sự mất cân bằng cơ, phổ biến nhất là do cơ lớn đùi trong (vastus medialis) yếu hoặc mất cân bằng cơ giữa cơ đùi trước (quadriceps) và cơ đùi sau (hamstrings). Viên gân bánh chè thường xuyên xảy ra với các vận động viên cử tạ. Đau xương bánh chè hay còn gọi là viêm gân bánh chè chính là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm. Nếu bệnh này không được điều trị sớm thì sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm mãn tính.

2️⃣. YẾU TỐ RỦI RO

Một số yếu tố rủi ro dẫn tới hội chứng PFS là sử dụng trọng lượng tạ quá nặng trong các chuyển động phối hợp với thanh tạ (barbell) hoặc thực hiện quá nhiều lần (reps) trong quá trình tập luyện thể hình. Một nguyên nhân khác là vị trí và phom dáng đầu gối không đúng ngay cả khi tạ nhẹ hoặc vừa.

Với các bạn chạy bộ thì nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố liên quan đến đường chạy. Ví dụ, chạy xuống dốc nhiều cũng gây áp lực lên gân xương bánh chè. Nguyên nhân cũng có thể đến từ dáng chạy. Nếu chân tiếp đất vượt quá đường trung bình trọng lực cơ thể thì IT Band sẽ đau. Cơ giạng khớp hông (hip adductor) yếu sẽ khiến gối chụm vào trong, gây áp lực lên cấu trúc xương đầu gối.

3️⃣. LỜI KHUYÊN

Vì vậy để hạn chế chấn thương xương bánh chè thì chúng ta nên lưu ý một số vấn đề trong quá trình tập luyện.

✅ Giai đoạn sưng viêm: Hạn chế chạy bộ và không squat sâu. Tập trung vào cơ giạng khớp hông (hip abductor) và các cơ đùi trước (quadriceps)

✅ Giai đoạn phục hồi: Tránh các phương pháp tập luyện làm sốc cơ (plyometrics). Hạn chế chạy lên, xuống dốc nhưng có thể đi bộ. Tiếp tục các bàn cho hông và cơ đùi trước, nhưng cần tăng độ phức tạp của chuyển động.

✅ Giai đoạn sửa đổi: Bắt đầu các bài tập sốc cơ, tăng lượng và độ phức tạp của bài tập. Từ từ chuyển sang chạy.

Lời khuyên tốt nhất để hạn chế chấn thương xương bánh chè nói riêng và các loại chấn thương nói chung là nên tập luyện đúng tư thế, lựa chọn bài tập kế hoạch tập cho phù hợp bạn nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuột rút – nguyên nhân và giải pháp

Chuột rút – nguyên nhân và giải pháp

Có lẽ ai cũng từng bị chứng “chuột rút” một vài lần trong đời. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn tập luyện hoặc đang ngủ vào ban đêm. Khi bị chuột rút, bạn có cảm giác khó chịu, đau đớn.

Phòng tránh hội chứng tiêu cơ vân

Phòng tránh hội chứng tiêu cơ vân

Tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) là một hội chứng nguy hiểm đến sức khỏe và có thể đến tính mạng. Hội chứng này xảy ra khi cơ vân bị tổn thương và giải phóng các chất trong tế bào cơ vân vào máu như: kali, axit uric, axit lactic, myoglobin, enzym làm rối loạn điện giải, toan chuyển hóa, tăng kali, gây suy thận.

Hội chứng võng lưng dưới

Hội chứng võng lưng dưới

Hội chứng võng lưng dưới (Anterior Pelvic Tilt – APT hoặc Lower Crossed Syndrome – LCS) là một hội chứng thường gặp. Việc tập luyện có thể giúp khắc phục.

6 phương pháp giảm đau lưng

6 phương pháp giảm đau lưng

Đau lưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với những người ngồi nhiều như dân văn phòng. Đau lưng có thể gây suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, công việc, khả năng vận động và sức khỏe tinh thần.

Hội chứng Dải Chậu Chày (Iliotibial Band Syndrome)

Hội chứng Dải Chậu Chày (Iliotibial Band Syndrome)

Lưu ý: Đây là một số thông tin mà 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ để bạn có thêm kiến thức về các hội chứng bệnh trong thể thao, khuyến cáo nên gặp bác sĩ khi gặp chấn thương thay vì tự ý điều trị.

Tắm nước nóng hay tắm nước lạnh

Tắm nước nóng hay tắm nước lạnh

Có người thích tắm nước nóng và cho rằng như thế tốt cho sức khỏe. Có người lại thích tắm nước lạnh. Theo các nghiên cứu thì tắm nước nóng hay lạnh đều có những lợi ích cho sức khỏe.