Ảnh hưởng của thiếu ngủ đến các hệ trong cơ thể

Ai cũng biết, thiếu ngủ sẽ khiến chúng ta lờ đờ, mệt mỏi, không có đủ năng lượng để làm bất cứ điều gì khác. Khi ngủ không đủ, cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

? Hệ thần kinh

Trong khi ngủ, các đường dẫn hình thành giữa các tế bào thần kinh giúp não ghi nhớ các thông tin đã học. Thiếu ngủ sẽ khiến não kiệt sức, từ đó khiến bạn khó tập trung hoặc học hỏi điều mới.

Các tín hiệu được truyền từ não bộ bị trì hoãn, dẫn đến giảm sự phối hợp trong cơ thể, tăng nguy cơ tai nạn.

Thiếu ngủ còn ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, tâm trạng. Thiếu ngủ nhiều còn gây ra ảo giác và tình trạng ngủ ngắn. Và điều này cực kỳ nguy hiểm nếu bạn đang lái xe hoặc làm các công việc nguy hiểm cao.

? Hệ miễn dịch

Khi ngủ, hệ miễn dịch tạo ra các chất bảo vệ và chống lại các vi khuẩn như kháng thể, cytokines. Thiếu ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch không thể sản sinh ra các loại này. Từ đó cơ thể không thể bảo vệ bạn trước sự tấn công củ vi khuẩn, vi trùng và bạn cũng mất nhiều thời gian hồi phục nếu lỡ nhiễm bệnh.

Thiếu ngủ nhiều còn làm tăng nguy cơ các bệnh kinh niên như đái tháo đường và tim mạch.

? Hệ hô hấp

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp là mối liên hệ hai chiều qua lại. Rối loạn thở vào ban đêm (hội chứng Ngưng thở khi ngủ cho tắc nghẽn – Obstructive Sleep Apnea – OSA) có thể làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ.

Khi bạn thức để thở thì bạn mất ngủ, từ đó dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm. Thiếu ngủ cũng khiến các bệnh hô hấp, như phổi mãn tính, trở nên nặng hơn.

? Hệ tiêu hóa

Bên cạnh ăn uống và tập luyện thì thiếu ngủ là nguyên nhân gây tăng cân. Khi thiếu ngủ, hóc-môn leptin và ghrelin hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến ăn uống khó kiểm soát. (Đọc thêm tại fb.com/3031638307068716). Thiếu ngủ còn khiến bạn không đủ năng lượng để tập, dẫn đến tăng cân.

Thiếu ngủ khiến cơ thể giảm tiết insulin để kiểm soát đường huyết, dẫn tới béo phì và tiểu đường.

? Hệ tim mạch

Giấc ngủ ảnh hưởng đến các quá trình giữ cho tim và mạch máu khỏe mạnh, bao gồm cả ảnh hưởng đến lượng đường huyết, huyết áp và mức độ viêm. Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng chữa lành và sửa chữa các mạch máu và tim mạch.

Thiếu ngủ gây mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

? Hệ nội tiết

Việc sản xuất hóc-môn phụ thuộc vào giấc ngủ. Để sản xuất testosterone, bạn cần ngủ liên tục ít nhất 3 giờ. Thức đêm có thể ảnh hưởng đến việc này.

Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến việc sản xuất hóc-môn tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ em và thiếu niên. Các hóc-môn này giúp xây dựng cơ bắp, sữa chữa các tế bào và mô.

Tuyến yên tiết ra hóc-môn tăng trưởng vào cả ban ngày, nhưng giấc ngủ đủ và tập luyện đều giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất hóc-môn này.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Thiếu ngủ gây mất cơ

Nếu bạn tập luyện thường xuyên và ăn uống đầy đủ nhưng vẫn khó lên cơ, nguyên nhân có thể do thiếu ngủ. Hoặc bạn đã xây dựng cơ bắp được một thời gian nhưng do bận rộn, không ngủ đủ, bạn cũng sẽ gặp tình trạng mất cơ.

Thiếu ngủ gây mất cơ

Thiếu ngủ gây mất cơ

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với việc xây dựng và phát triển cơ bắp. Nếu bạn muốn tăng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ cơ thì bắt buộc bạn phải ngủ đủ giấc, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ và tập luyện đúng cách.

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Để giảm cân, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và vận động. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng chúng ta cũng có thể giảm cân ngay cả trong lúc ngủ? Trong 7-8 tiếng nhắm mắt ngủ, một người nặng 70 ký có thể đốt được 400 calories. Con số này không lớn so với các hoạt động thể dục thể thao, nhưng bạn có thể giúp cơ thể đốt mỡ nhiều hơn trong lúc một bằng các “mẹo” sau.

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái ngủ đủ giờ, chất lượng giấc ngủ có vẻ tốt nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy chưa? Nguyên nhân có thể do một số yếu tố và thói quen như sau:

4 lý do nên kẹp gối giữa hai chân khi ngủ

4 lý do nên kẹp gối giữa hai chân khi ngủ

Ngoài chiếc gối kê đầu để hỗ trợ cột sống, bạn nên bổ sung thêm một chiếc gối kẹp giữa hai chân khi ngủ để hỗ trợ xương chân và khớp gối, khớp hông. Đây là 4 lý do.