Ảnh hưởng của thiếu ngủ đến các hệ trong cơ thể

Ai cũng biết, thiếu ngủ sẽ khiến chúng ta lờ đờ, mệt mỏi, không có đủ năng lượng để làm bất cứ điều gì khác. Khi ngủ không đủ, cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

? Hệ thần kinh

Trong khi ngủ, các đường dẫn hình thành giữa các tế bào thần kinh giúp não ghi nhớ các thông tin đã học. Thiếu ngủ sẽ khiến não kiệt sức, từ đó khiến bạn khó tập trung hoặc học hỏi điều mới.

Các tín hiệu được truyền từ não bộ bị trì hoãn, dẫn đến giảm sự phối hợp trong cơ thể, tăng nguy cơ tai nạn.

Thiếu ngủ còn ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, tâm trạng. Thiếu ngủ nhiều còn gây ra ảo giác và tình trạng ngủ ngắn. Và điều này cực kỳ nguy hiểm nếu bạn đang lái xe hoặc làm các công việc nguy hiểm cao.

? Hệ miễn dịch

Khi ngủ, hệ miễn dịch tạo ra các chất bảo vệ và chống lại các vi khuẩn như kháng thể, cytokines. Thiếu ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch không thể sản sinh ra các loại này. Từ đó cơ thể không thể bảo vệ bạn trước sự tấn công củ vi khuẩn, vi trùng và bạn cũng mất nhiều thời gian hồi phục nếu lỡ nhiễm bệnh.

Thiếu ngủ nhiều còn làm tăng nguy cơ các bệnh kinh niên như đái tháo đường và tim mạch.

? Hệ hô hấp

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp là mối liên hệ hai chiều qua lại. Rối loạn thở vào ban đêm (hội chứng Ngưng thở khi ngủ cho tắc nghẽn – Obstructive Sleep Apnea – OSA) có thể làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ.

Khi bạn thức để thở thì bạn mất ngủ, từ đó dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm. Thiếu ngủ cũng khiến các bệnh hô hấp, như phổi mãn tính, trở nên nặng hơn.

? Hệ tiêu hóa

Bên cạnh ăn uống và tập luyện thì thiếu ngủ là nguyên nhân gây tăng cân. Khi thiếu ngủ, hóc-môn leptin và ghrelin hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến ăn uống khó kiểm soát. (Đọc thêm tại fb.com/3031638307068716). Thiếu ngủ còn khiến bạn không đủ năng lượng để tập, dẫn đến tăng cân.

Thiếu ngủ khiến cơ thể giảm tiết insulin để kiểm soát đường huyết, dẫn tới béo phì và tiểu đường.

? Hệ tim mạch

Giấc ngủ ảnh hưởng đến các quá trình giữ cho tim và mạch máu khỏe mạnh, bao gồm cả ảnh hưởng đến lượng đường huyết, huyết áp và mức độ viêm. Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng chữa lành và sửa chữa các mạch máu và tim mạch.

Thiếu ngủ gây mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

? Hệ nội tiết

Việc sản xuất hóc-môn phụ thuộc vào giấc ngủ. Để sản xuất testosterone, bạn cần ngủ liên tục ít nhất 3 giờ. Thức đêm có thể ảnh hưởng đến việc này.

Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến việc sản xuất hóc-môn tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ em và thiếu niên. Các hóc-môn này giúp xây dựng cơ bắp, sữa chữa các tế bào và mô.

Tuyến yên tiết ra hóc-môn tăng trưởng vào cả ban ngày, nhưng giấc ngủ đủ và tập luyện đều giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất hóc-môn này.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngủ nhiều hơn 10 tiếng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe

Ngủ nhiều hơn 10 tiếng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe

Nếu bạn thường xuyên ngủ hơn 9-10 tiếng mỗi ngày thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, nhất là khi bạn có thể ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Hầu hết những người ngủ nhiều thường do cơ thể mệt mỏi. Nhưng nếu điều này kéo dài, bạn cần cẩn trọng vì có thể bạn gặp một trong các vấn đề sau.

10 lý do tại sao giấc ngủ ngon quan trọng

10 lý do tại sao giấc ngủ ngon quan trọng

Một giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe cũng giống như việc bạn ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên vậy đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điều này vì trong cuộc sống ngày nay có nhiều điều can thiệp vào giấc ngủ khiến chúng ta ngủ ít hơn và chất lượng giấc ngủ cũng giảm đi.

3 giải pháp tự nhiên giúp ngủ ngon hơn

3 giải pháp tự nhiên giúp ngủ ngon hơn

Khi bị mất ngủ, chúng ta nghĩ đến việc dùng thuốc ngủ. Thời gian đầu thuốc ngủ giúp chúng ta ngủ ngon dễ dàng. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài và thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, mất ngủ… Nếu bạn bị mất ngủ, hãy thử áp dụng một hoặc cả 3 “bí kíp” này nhé.

Sự khác nhau giữa giấc ngủ nam giới và nữ giới

Sự khác nhau giữa giấc ngủ nam giới và nữ giới

Trong một ngày, có lúc bạn cảm thấy sảng khoái, đầy năng lượng, nhưng có lúc lại uể oải, buồn ngủ. Đó là do nhịp sinh học (circadian rhythms) của cơ thể. Nhịp sinh học giúp cơ thể biết khi nào cần thức, khi nào cần ngủ, và gần như giống nhau ở mọi người vì cùng hoạt động trong chu kỳ 24 giờ. Tuy nhiên, giấc ngủ giữa nam và nữ lại có sự khác nhau. Đó là lý do tại sao nam thường được gọi là “cú đêm” và nữ thường là người dậy sớm.