Ngủ nhiều hơn 10 tiếng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe

Nếu bạn thường xuyên ngủ hơn 9-10 tiếng mỗi ngày thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, nhất là khi bạn có thể ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Hầu hết những người ngủ nhiều thường do cơ thể mệt mỏi. Nhưng nếu điều này kéo dài, bạn cần cẩn trọng vì có thể bạn gặp một trong các vấn đề sau.

?Lưu ý: Đây là những thông tin mang tính tham khảo chứ không chữa trị. Bạn cần gặp bác sĩ khi có vấn đề về giấc ngủ.

1️⃣. Có thể bạn đang bị chứng ngủ lịm (ngủ quá nhiều)

Ngược với hội chứng mất ngủ là hội chứng ngủ lịm. Đây là tình trạng tăng thời lượng ngủ cả ngày lẫn đêm. Người mắc hội chứng này thường ngủ mọi nơi, mọi lúc, kể cả lúc đang lái xe hoặc đang làm việc. Dù bạn có ngủ nhiều hơn đi nữa thì bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ.

2️⃣. Có thể bạn đang bị trầm cảm

Trầm cảm thường là dấu hiệu của người mất ngủ. Tuy nhiên, trầm cảm vẫn xảy ra với với những người bị chứng ngủ lịm, dù là trẻ em, vị thành niên hay người trưởng thành. Ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Hãy chú ý hơn.

3️⃣. Có thể bạn đang gặp vấn đề về tim

Một trong những dấu hiệu liên quan đến các bệnh tim mạch là ngủ nhiều, đặc biệt là ngủ nhiều ban ngày. Khi bạn mệt mỏi, kiệt sức thì nguyên nhân có thể không phải do làm việc quá sức mà do tim mạch.

4️⃣. Có thể bạn đang có vấn đề về tuyến giáp

Có hai vấn đề mà tuyến giáp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một là gây mất ngủ và một gây chứng ngủ lịm và mệt mỏi thường xuyên. Suy tuyến giáp có thể khiến bạn ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày, gây ra cảm giác mệt mỏi, ngủ ngày. Nếu bạn không có vấn đề khác về sức khỏe mà vẫn ngủ nhiều mỗi ngày, hãy thử kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.

5️⃣. Có thể là do vấn đề thời tiết

Đây được gọi là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal affective disorder – SAD). Mỗi mùa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Mùa đông bạn thường có xu hướng ngủ nhiều hơn.

6️⃣. Bạn ngủ quá ít vào ban đêm

Vì nhiều lý do khác nhau mà ban đêm bạn ngủ ít hơn 6 tiếng. Dù lý do là gì thì bạn cũng sẽ ngủ nhiều hơn, nhất là vào ban ngày.

7️⃣. Có thể bạn gặp vấn đề ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường dẫn khí, đường hô hấp trong khoảng 10 giây, Điều này sẽ xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm. Giấc ngủ của bạn sẽ không được ngon, bị xáo trộn. Bạn thường ngủ bù nhiều hơn vào ban ngày để lấy lại sức.

———

Bạn đang ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

5 giai đoạn của giấc ngủ

5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.