Ngủ nhiều hơn 10 tiếng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe

Nếu bạn thường xuyên ngủ hơn 9-10 tiếng mỗi ngày thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, nhất là khi bạn có thể ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Hầu hết những người ngủ nhiều thường do cơ thể mệt mỏi. Nhưng nếu điều này kéo dài, bạn cần cẩn trọng vì có thể bạn gặp một trong các vấn đề sau.

?Lưu ý: Đây là những thông tin mang tính tham khảo chứ không chữa trị. Bạn cần gặp bác sĩ khi có vấn đề về giấc ngủ.

1️⃣. Có thể bạn đang bị chứng ngủ lịm (ngủ quá nhiều)

Ngược với hội chứng mất ngủ là hội chứng ngủ lịm. Đây là tình trạng tăng thời lượng ngủ cả ngày lẫn đêm. Người mắc hội chứng này thường ngủ mọi nơi, mọi lúc, kể cả lúc đang lái xe hoặc đang làm việc. Dù bạn có ngủ nhiều hơn đi nữa thì bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ.

2️⃣. Có thể bạn đang bị trầm cảm

Trầm cảm thường là dấu hiệu của người mất ngủ. Tuy nhiên, trầm cảm vẫn xảy ra với với những người bị chứng ngủ lịm, dù là trẻ em, vị thành niên hay người trưởng thành. Ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Hãy chú ý hơn.

3️⃣. Có thể bạn đang gặp vấn đề về tim

Một trong những dấu hiệu liên quan đến các bệnh tim mạch là ngủ nhiều, đặc biệt là ngủ nhiều ban ngày. Khi bạn mệt mỏi, kiệt sức thì nguyên nhân có thể không phải do làm việc quá sức mà do tim mạch.

4️⃣. Có thể bạn đang có vấn đề về tuyến giáp

Có hai vấn đề mà tuyến giáp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một là gây mất ngủ và một gây chứng ngủ lịm và mệt mỏi thường xuyên. Suy tuyến giáp có thể khiến bạn ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày, gây ra cảm giác mệt mỏi, ngủ ngày. Nếu bạn không có vấn đề khác về sức khỏe mà vẫn ngủ nhiều mỗi ngày, hãy thử kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.

5️⃣. Có thể là do vấn đề thời tiết

Đây được gọi là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal affective disorder – SAD). Mỗi mùa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Mùa đông bạn thường có xu hướng ngủ nhiều hơn.

6️⃣. Bạn ngủ quá ít vào ban đêm

Vì nhiều lý do khác nhau mà ban đêm bạn ngủ ít hơn 6 tiếng. Dù lý do là gì thì bạn cũng sẽ ngủ nhiều hơn, nhất là vào ban ngày.

7️⃣. Có thể bạn gặp vấn đề ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường dẫn khí, đường hô hấp trong khoảng 10 giây, Điều này sẽ xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm. Giấc ngủ của bạn sẽ không được ngon, bị xáo trộn. Bạn thường ngủ bù nhiều hơn vào ban ngày để lấy lại sức.

———

Bạn đang ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.

Thiếu ngủ gây mất cơ

Nếu bạn tập luyện thường xuyên và ăn uống đầy đủ nhưng vẫn khó lên cơ, nguyên nhân có thể do thiếu ngủ. Hoặc bạn đã xây dựng cơ bắp được một thời gian nhưng do bận rộn, không ngủ đủ, bạn cũng sẽ gặp tình trạng mất cơ.

Thiếu ngủ gây mất cơ

Thiếu ngủ gây mất cơ

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với việc xây dựng và phát triển cơ bắp. Nếu bạn muốn tăng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ cơ thì bắt buộc bạn phải ngủ đủ giấc, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ và tập luyện đúng cách.

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Ngủ cũng giúp giảm cân với 3 mẹo

Để giảm cân, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và vận động. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng chúng ta cũng có thể giảm cân ngay cả trong lúc ngủ? Trong 7-8 tiếng nhắm mắt ngủ, một người nặng 70 ký có thể đốt được 400 calories. Con số này không lớn so với các hoạt động thể dục thể thao, nhưng bạn có thể giúp cơ thể đốt mỡ nhiều hơn trong lúc một bằng các “mẹo” sau.

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Tại sao ngủ đủ giờ nhưng vẫn uể oải?

Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái ngủ đủ giờ, chất lượng giấc ngủ có vẻ tốt nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy chưa? Nguyên nhân có thể do một số yếu tố và thói quen như sau: