Nhìn mông đoán sức khỏe

Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng mỡ trong cơ thể (bao gồm cả mỡ ở phần mông) ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Những phụ nữ béo phì vùng bụng thường có nguy cơ bị huyết áp cao và đột quỵ. Điều đó có nghĩa là hình dáng mông của bạn, tức lượng mỡ tại vùng mông, có thể tiết lộ nhiều thông tin về sức khỏe.

1. Mông hình vuông

Dáng mông này cho thấy bạn có nhiều mỡ thừa ở hai bên vùng eo. Điều này có nghĩa là bạn đang tập luyện chưa đủ hoặc chọn sai chương trình tập luyện khiến bạn không thể đốt cháy mỡ thừa ở những vùng khó giảm mỡ. Nhưng nó cũng có thể do hóc-môn cortisol gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Tuy nhiên, những người có mông vuông lại có sự trao đổi chất tốt và tăng cân theo tỷ lệ.

Gợi ý thay đổi:

– Để ý hơn đến lượng calo nạp vào nhưng không cần ăn kiêng quá nghiêm ngặt đâu.

– Chú ý hơn đến phần vai và đùi khi tập luyện. Nó sẽ giúp tạo đường cong mong muốn cho phụ nữ và không quá thô kệch cho đàn ông. Một trong những bài tập hữu ích là plank.

2. Mông hình tim

Dáng mông này có phần mông dưới to hơn, hông to, eo nhỏ. Những người có mông dạng này thường giảm mỡ khá dễ dàng nhưng khi tăng cân thì mỡ sẽ tập trung nhiều vào phần giữa của cơ thể.

Nếu phần đùi và hông của bạn nhiều mỡ, điều đó nghĩa bạn đã ăn uống sai cách, mức độ tập luyện thấp, hoặc bạn đang bị rất căng thẳng. Nó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn hấp thụ quá nhiều thức uống chứa cồn. Nếu như trọng lượng ở phần hông cao thì bạn sẽ dễ gặp vấn đề về viêm xương khớp và mỡ dưới da.

Gợi ý thay đổi:

– Xem xét lại chế độ ăn uống, nên tiêu thụ nhiều protein, rau và trái cây.

– Nên tập những bài tập cho phần thân dưới. Chạy bộ và đi bộ cũng hữu ích.

3. Mông hình tam giác

Càng lớn tuổi thì mỡ ở phần mông sẽ chuyển dần sang các phần khác. Điều này xảy ra do nồng độ estrogen thấp. Bạn sẽ dễ dàng gặp phải các vấn đề về tim mạch, trầm cảm, xương yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng cân.

Gợi ý thay đổi:

– Duy trì chế độ ăn hiện tại của bạn.

– Hạn chế chất béo vì dễ ảnh hưởng đến tim mạch. Tập luyện thường xuyên.

– Tư vấn với bác sĩ hoặc các chuyên gia về chương trình tập luyện phù hợp cho bạn.

4. Mông hình tròn:

Đây là vòng mông của một người được xem là khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn có một lối sống không khỏe mạnh thì mỡ cũng sẽ tích trữ nhiều ở vùng mông. Tốt nhất bạn nên kiểm soát sức khỏe để không bị hư dáng mông.

Gợi ý thay đổi:

– Tiêu thụ năng lượng phù hợp với trọng lượng cơ thể.

– Nên duy trì tập luyện.

Bonus: Mông chết (“Dead butt”)

Mông lép có thể là dấu hiệu của chứng “mông chết”. Cuộc sống khiến chúng ta ngồi quá nhiều khiến mông “quên” mất chức năng của nó. Các cơ mông tê liệt, không còn hoạt động và phản ứng đúng.

Gợi ý thay đổi:

– Giãn cơ

– Tập squat. Bạn không cần đến phòng gym, chỉ cần tập tại bàn làm việc hoặc tập tại nhà.

– Chịu khó đi bộ.

Các bài tập cho từng loại mông

Thật là một kiến thức khá thú vị phải không nào. Bạn thuộc vòng mông hình gì? Chia sẻ bằng cách comment bên dưới bạn nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

“Bí kíp” của việc giảm mỡ

“Bí kíp” của việc giảm mỡ

Phần lớn hoạt động thường thấy khi muốn giảm mỡ, giảm cân là tập nhiều cardio (chạy bộ, chạy máy, nhảy dây…). Việc này thật ra chưa đúng.

Deadlift & squat: bài nào tốt hơn?

Deadlift & squat: bài nào tốt hơn?

Deadlift và Squat là hai bài tập phổ biến giúp tăng sức mạnh của phần thân dưới như đùi, mông. Tuy nhiên, khi tập luyện thì hai bài này sẽ tác động nhiều vào hai nhóm cơ khác nhau.

Plank đúng cách

Plank đúng cách

Plank là bài tập tác động trực tiếp tới vùng cơ bụng, cơ bắp tay, cơ đùi, mông. Đây được xem là bài tập ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng tập đúng. Nếu tập sai cách thì động tác này có thể gây tác dụng không tốt tới các bộ phận khác của cơ thể như xương cột sống.

Soft train & hard train

Soft train & hard train

Trong nghề huấn luyện, tập luyện cho khách hàng, có hai phong cách phổ biến là Soft Train và Hard Train.