Thay đổi thói quen trong kiểm soát cân nặng

ĐỂ KIỂM SOÁT CÂN NẶNG, CHÚNG TA CẦN THAY ĐỔI THÓI QUEN TRƯỚC, CHỨ KHÔNG PHẢI CHẾ ĐỘ ĂN HAY TẬP LUYỆN

kiểm soát cân nặngSau khi gặp nhiều người có nhu cầu giảm/tăng cân, Hà nhận ra, vấn đề của họ không nằm ở chế độ ăn uống, tập luyện, mà nằm ở THÓI QUENQUYẾT TÂM muốn thay đổi. Họ có thói quen xấu nhưng không muốn thay đổi. Ý định rất yếu ớt chứ không có quyết tâm. Mà vậy thì Hà cũng khó để giúp họ thay đổi.

Trong phần lớn các trường hợp, Hà không đưa ra một chế độ ăn uống hay bài tập cụ thể nào cả. Hà khuyên họ nên thay đổi thói quen như ngủ đúng giờ, đủ giấc, ăn uống đầy đủ, hoặc hạn chế một số món, hoặc duy trì tập luyện… Những thói quen nhỏ đó mà không đổi được thì Hà chẳng mong gì họ đạt được mục tiêu.

Mà vấn đề là, thay đổi thói quen cực kỳ khó, và nhiều người không có động lực để thay đổi. Thôi kể nghe chuyện của Hà.

Có vài người hỏi: “Hà đẹp vậy mà cần gì tập với PT (huấn luyện viên cá nhân)?”. Nghe xong Hà cũng buồn cười, không tập với PT sao đẹp vậy. Nhưng vấn đề không nằm ở đẹp hay xấu, mà nằm ở việc Hà quyết tâm thay đổi thói quen của mình. Hà không tự mình thay đổi thì phải nhờ người khác vậy.

➡️ Thứ nhất là thói quen dậy sớm

Hà thử nhiều cách vẫn không thể dậy sớm. Thế là chọn tập với PT suất 7 giờ. Mà điều đó nghĩa là 6 giờ phải dậy rồi. Và cũng nghĩa là phải ngủ sớm (thường 10 giờ 30 – 11 giờ, trừ hôm nay, ngồi viết cái này). Vậy là không còn lý do để thức khuya, da xấu, mặt già, lờ đờ. Mà dậy sớm thì làm được khối việc, chưa kể ngủ sớm còn có lợi cho cơ thể về mặt sinh học.

➡️Thứ hai là thói quen không ngủ nướng vào cuối tuần

Thứ Bảy không đi làm thì chả ai muốn dậy sớm. Vậy là Hà đăng ký tập thứ Ba, Năm, Bảy để cuối tuần thì cơ thể vẫn hoạt động theo giờ giấc bình thường. (Nếu bạn hỏi thêm, Chủ nhật dậy đi nhà thờ). Vậy là thay đổi luôn thói quen nướng cuối tuần. Như vậy, cơ thể sẽ hoạt động đều đặn, nhịp nhàng.

➡️Thứ ba là thay đổi thói quen ăn uống

Thời gian đầu, với sự “giám sát” của PT, ăn uống sai một chút cũng cảm thấy tội lỗi. Riết thành quen. PT không cần nhắc gì, cũng chẳng hỏi thêm chuyện ăn uống, tự mình biết ăn uống đúng cách, đúng bữa. Và Hà thấy việc đó chẳng còn khó nữa, vì khi cơ thể mình đã được ăn đúng thì chẳng thấy bệnh tật gì, chỉ thấy khỏe ra. Thỉnh thoảng vẫn ăn thoải mái mà không sợ thay đổi cân nặng.

Thật ra Hà cũng thay đổi nhiều thói quen khác, dù phải nhiều lần “đánh vật” với bản thân và với phương pháp, để cuộc sống mình tốt hơn, nhưng không kể ra hết đâu, vì không liên quan lắm.

Quan trọng là chúng ta có QUYẾT TÂM tự thay đổi. Nếu không được thì nhờ người khác, như cách Hà làm nè.
—–
Thói quen mà không thay được thì miễn chuyện kiểm soát cân nặng (giảm cân hay tăng cân0 đi. Hay Hà cứ tính tiền nhiều vào để thay đổi thói quen cho mọi người nhỉ?

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

“Bí kíp” của việc giảm mỡ

“Bí kíp” của việc giảm mỡ

Phần lớn hoạt động thường thấy khi muốn giảm mỡ, giảm cân là tập nhiều cardio (chạy bộ, chạy máy, nhảy dây…). Việc này thật ra chưa đúng.

Deadlift & squat: bài nào tốt hơn?

Deadlift & squat: bài nào tốt hơn?

Deadlift và Squat là hai bài tập phổ biến giúp tăng sức mạnh của phần thân dưới như đùi, mông. Tuy nhiên, khi tập luyện thì hai bài này sẽ tác động nhiều vào hai nhóm cơ khác nhau.

Plank đúng cách

Plank đúng cách

Plank là bài tập tác động trực tiếp tới vùng cơ bụng, cơ bắp tay, cơ đùi, mông. Đây được xem là bài tập ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng tập đúng. Nếu tập sai cách thì động tác này có thể gây tác dụng không tốt tới các bộ phận khác của cơ thể như xương cột sống.

Soft train & hard train

Soft train & hard train

Trong nghề huấn luyện, tập luyện cho khách hàng, có hai phong cách phổ biến là Soft Train và Hard Train.