Chọn PT, chọn mặt gởi… body (Series PT, chuyện mới kể, Phần 3 & hết)

Hai kỳ trước là “Những người không nên tập với PT” và “Những PT không nên tập với người“. Kỳ cuối này là mần răng chọn bi-ti gởi bo-đi?

PT

1. Tham khảo bạn bè

Phải tham khảo cái đứa đã hoặc đang tập với PT. Tham khảo nhiều đứa cũng tốt, nhưng coi chừng “tẩu hỏa nhập ma”.

Không nên tin quảng cáo. Xin lỗi, mình làm quảng cáo mà bảo không nên tin thì giống tự vả vào mặt. Nhưng mà cái dịch vụ PT thì rõ là vậy.

2. Xem tận mắt

Đã có ý định tập với PT thì chịu khó lết cái thân đến tận nơi mà xem mặt các PT, coi mặt mũi ra sao, cách họ nói chuyện, trao đổi hoặc tập luyện cho khách hàng. Tập với PT không phải như mua rau ngoài chợ mà hư thì vất. Nếu có cảm giác không ổn trong lần đầu gặp mặt thì không nên chọn. Khoan bàn đến chi phí.

Không nói nên nhiều chuyện với Sales, hoặc có nói cũng ít thôi. Họ giỏi thuyết phục túi tiền của bạn nhưng PT mới là người thuyết phục cơ thể và tâm trí của bạn. Không nên đánh giá PT bằng body của họ. Xem lại Phần 2. (Câu view lộ liễu). Phải “dạy” cho não không đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài đấy.

3. Hãy nhìn PT làm, đừng nghe PT nói

Không quơ đũa cả nắm đâu, nhưng có nhiều PT được huấn luyện để “sell” chứ không phải để “train”. Lần đầu tiên nói chuyện với PT, nếu họ chỉ mãi mê về những kết quả họ đạt được (khách hàng giảm cân, tăng cân…) mà không hỏi đến tình trạng sức khỏe hay lịch sử tập luyện hoặc hỏi sơ sài thì bạn có thể bỏ luôn.

PT làm nghĩa là phải khai thác được thông tin liên quan của bạn đến tập luyện (chứ không phải đến chuyện tình, chuyện tiền), từ đó đưa ra lời khuyên & chương trình phù hợp với cá nhân bạn. Bạn nghe thấy hợp lý, thuyết phục. Mà để được vậy, bạn phải có hiểu biết nhất định để đánh giá nha.

4. “Trăng mật”

Mọi thứ có vẻ ổn. Bạn mua gói tập. Nếu chưa tim tưởng lắm, hãy mua gói nhỏ, ngắn thôi. Gói này thường không mang lại kết quả rõ ràng về thay đổi cơ thể, nhưng sẽ giúp bạn nhận ra sự “tâm đầu ý hợp” với PT. Nếu quan hệ hai người tốt đẹp, hãy mua gói lớn hơn để đạt kết quả.

Lỡ mua gói lớn mà gặp PT “dỏm” thì sao? Hãy hỏi nơi tập xem bạn có thể đổi PT khác không. Nếu không thì bạn vẫn có hai phương án: (1) là tiếp tục chịu đựng cho đến khi hết hợp đồng và (2) là bỏ của chạy lấy người.

Mình nói to mồm vậy thôi chứ mối quan hệ của mình với PT cũng chả tốt đẹp gì. Có điều mình giải quyết theo cách khác.

Mệt quá rồi, ai nhập mà nói dữ! Nói chung mình biết sao chia sẻ vậy, dù biết hơi bị nhiều, ha ha… Ai có nhu cầu tập với PT có thể tham khảo mình (Mục 1). Chào thân ái và quyết thắng!

Chúc mưa thuận gió hòa.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỡ nội tạng và 12 “tips” giảm mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng và 12 “tips” giảm mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là gì? Tại sao người có cơ thể hình quả táo nên lo lắng hơn so với người có cơ thể hình quả lê?Bởi vì, nếu bạn có cơ thể hình quả táo, mỡ có xu hướng tích tụ ở vùng bụng và phần lớn là trong khoang bụng. Với cơ thể hình quả lê, mỡ chủ yếu tích tụ ở hông và đùi, và chủ yếu là mỡ dưới da.

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Khi mình chia sẻ về việc dùng TPBS cho người lớn tuổi, là nhóm người dễ gặp một số vấn đề về dinh dưỡng như các bệnh lý, sự hạn chế hấp thu dưỡng chất do tuổi tác, thói quen ăn uống không lành mạnh từ thời trẻ…, mình thường gặp một số phản đối.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

10 tác động của tập luyện tới não bộ

10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

7 lầm tưởng trong giảm cân

7 lầm tưởng trong giảm cân

Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.